Tin tức : Hoạt động giáo dục
THANH TRA
25/09/2017
Công tác thanh tra góp phần vào thành công chung của ngành giáo dục trong năm học vừa qua
20/09/2017
Ngày 19/9, tại TP. Huế, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thanh tra năm học 2016-2017 và triển khai nhiệm vụ thanh tra năm học 2017-2018 khối Sở GD&ĐT. Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng dự và chỉ đạo hội nghị.
Công tác thanh tra góp phần tăng tính kỉ cương, nghiêm túc trong ngành giáo dục
Theo Báo cáo Tổng kết công tác thanh tra năm học 2016-2017 và phương hướng công tác thanh tra năm học 2017-2018 khối sở giáo dục và đào tạo, trong năm học vừa qua thanh tra Bộ GD&ĐT đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đã tổ chức được nhiều hội nghị, hội thảo lớn, có tính chiến lược. Năm học 2016-2017 công tác thanh tra của Sở GD&ĐT có bước chuyển biến tích cực theo tinh thần của Nghị định số 42, Chỉ thị số 5972/CT-BGDĐT của Bộ trưởng về thanh tra giáo dục thể hiện ở một số điểm như: Hàng năm, các sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ thanh tra của Sở và đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục, đặc biệt, một số sở GD&ĐT đã phối hợp với Thanh tra tỉnh để tập huấn nghiệp vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, tiếp công dân cho cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra giáo dục và lãnh đạo các nhà trường trên địa bàn.
Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác thanh tra năm học 2016-2017.
Các sở GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch thanh tra năm học 2016-2017 đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác thanh tra. Đáng chú ý, số lượng các cuộc thanh tra theo kế hoạch năm học 2016-2017 giảm hơn so với năm học 2015-2016. Nội dung các cuộc thanh tra tập trung vào những vấn đề gây bức xúc trong xã hội: việc dạy thêm, học thêm, thu chi đầu năm học, sử dụng văn bằng chứng chỉ, chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh; tuyển dụng viên chức ngành giáo dục; thanh tra liên kết đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn theo phân cấp tại Nghị định số 115; kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra....
Cũng từ công tác thanh tra, đã phát hiện những sai phạm, hạn chế, thiếu sót trong quản lý như một số phòng GD&ĐT chưa có biện pháp khắc phục kịp thời những tồn tại của các đơn vị sau kiểm tra; công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường còn yếu; quản lý thu, chi, dạy thêm, học thêm sai quy định; quản lý chuyên môn còn hạn chế, chậm đổi mới về phương pháp, còn nặng về truyền thụ kiến thức, nhất là đối với một số trường miền núi, chưa có biện pháp khắc phục tình trạng học sinh học yếu của học sinh bậc tiểu học, trung học cơ sở. Các đoàn thanh tra đã kịp thời tư vấn, kiến nghị xử lý vi phạm và các biện pháp khắc phục, góp phần chấn chỉnh, duy trì kỷ cương, nề nếp trong hoạt động giáo dục.
Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Huy Bằng phát biểu khai mạc Hội nghị.
Kết luận thanh tra đã đánh giá đúng thực trạng tình hình của các cơ sở giáo dục, đã phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý nhiều sai phạm, nhằm khắc phục những khuyết điểm, sơ hở trong công tác quản lý, tăng cường trật tự, kỷ cương, nề nếp của ngành giáo dục. Kết luận thanh tra đã tác động tới hệ thống giáo dục, góp phần tích cực cho công tác quản lý giáo dục của địa phương, là thông tin quan trọng giúp Giám đốc các sở GD&ĐT quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý, các thông tin này được các cơ sở giáo dục, cơ quan, tổ chức, cá nhân, dư luận đồng tình, ủng hộ.
Hiến kế, đề nghị từ thanh tra cấp cơ sở
Cũng trong Hội nghị, nhiều ý kiến đến từ thanh tra các Sở GD&ĐT đã làm phong phú thêm nhiệm vụ, phương hướng trong giai đoạn mới, đặc biệt chú trọng đến việc tăng lực lượng thanh viên tại các Sở GD&ĐT, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết khiếu nại tố cáo cũng được các đại biểu nêu thẳng thắn.
Theo thanh tra Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định, hiện nay, biên chế Thanh tra Sở GD&ĐT chỉ được Sở Nội vụ giao 4 người nên khó phân công nhiệm vụ trong công tác Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra theo Chỉ thị số 5972/CT-BGDĐT ngày 20/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, thanh tra Sở GD&ĐT Bình Định kiến nghị Bộ GD&ĐT có văn bản thống nhất với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về cơ cấu, vị trí việc làm, số người làm việc trong Thanh tra Sở GD&ĐT.
Hội nghị với sự có mặt của thanh tra các Sở GD&ĐT trong cả nước.
Bên cạnh đó, vướng mắc trong chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo chưa được quy định cụ thể, dẫn đến tình trạng một số cán bộ, giáo viên, nhân viên, người dân do thiếu hiểu biết hoặc cố tình gởi đơn vượt cấp, nhiều nơi, cố tình nêu lại sự việc cũ đã được giải quyết đúng quy định của pháp luật, gây mất ổn định trong ngành. Vì vậy, kiến nghị Bộ GD&ĐT đề xuất Thanh tra Chính phủ quy định cụ thể về các chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo, đồng thời quy định Thanh tra Nhà nước có chức năng điều tra ban đầu khi phát hiện các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền được thanh tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Cùng đưa ra hướng tổ chức công tác thanh tra được chuyên nghiệp hơn, thanh tra Sở GD&ĐT Đồng Tháp đề nghị, cần xem xét bổ sung Luật Thanh tra có Thanh tra cấp phòng GD&ĐT hoặc có biên chế của Thanh tra cấp huyện chuyên quản ngành giáo dục tại địa phương. Vì giáo dục đào tạo là ngành lớn. Ngành của quốc sách hàng đầu, ngành có tổng biên chế khoảng 70% của địa phương, là ngành có đặc thù riêng biệt.
Theo bà Tạ Thị Minh Thư, Chánh thanh tra Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh, để công tác thanh tra được chuyên nghiệp trong thời gian tới, Bộ Nội vụ cần xem xét, bổ sung vị trí việc làm đối với công tác theo dõi đôn đốc, xử lý sau thanh tra. CầnHướng dẫn thống nhất thanh tra trên địa bàn tránh trùng lặp đối tượng, nội dung, thời điểm…nên có chế độ bồi dưỡng làm thêm giờ cho đội ngũ thanh tra.
Bà Tạ Thị Minh Thư, Chánh thanh tra Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội nghị.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT tiếp tục nghiên cứu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, bổ sung những cơ chế, thể chế quản lý chặt chẽ hơn đối với 2 nội dung về dạy thêm, học thêm và thu chi đầu năm học trong thời gian tới.
Đối với thanh tra Sở GD&ĐT Hải Dương, từ thực tế công tác thanh tra năm học vừa qua có kiến nghị, cần xây dựng, hoàn thiện quy trình về việc xây dựng kế hoạch thanh tra theo đặc thù của ngành giáo dục để áp dụng thống nhất trong thanh tra giáo dục. Cần có hướng dẫn cụ thể tỉ lệ, số lượng thanh tra chuyên trách đối với các Sở GD&ĐT. Ngoài ra, để tăng cường nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệp, cần thường xuyên tổ chức các Hội nghị chuyên đề, đặc biệt là các vấn đề mới trong hoạt động thanh tra đối với các Sở GD&ĐT.
Đổi mới công tác thanh tra trong thời gian tới
Trong thời gian tới, tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò công tác thanh tra trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kiện toàn tổ chức, đội ngũ cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra (CTVTT); nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo (KNTC), phòng chống tham nhũng (PCTN); tập trung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp của ngành và vấn đề dư luận quan tâm; phối hợp giữa thanh tra sở GD&ĐT với thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh), thanh tra huyện và phòng GD&ĐT trong thanh tra, kiểm tra tránh chồng chéo; chuẩn hóa hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo; tăng cường xử lý sau thanh tra.
Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế Phạm Văn Hùng có tham luận tại Hội nghị.
Tập trung vào một số nội dung cụ thể như, tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo về thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng. Tiếp tục quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 5972/CT-BGDĐT ngày 20/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 5972/CT-BGDĐT (đối với sở GDĐT chưa ban hành); rà soát các văn bản hướng dẫn công tác kiểm tra, giải quyết KNTC, PCTN để sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung phù hợp thực tiễn.
Kiện toàn tổ chức cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra; xây dựng Kế hoạch thanh tra và tổ chức thực hiện thanh tra; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra (xử lý sau thanh tra). Việc này, các Giám đốc sở GD&ĐT giao cho Chánh Thanh tra sở GD&ĐT chủ trì tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra quy định tại Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận thanh tra.
Tiếp tục rà soát, phân loại các vụ việc tồn đọng. Có kế hoạch và phương án giải quyết dứt điểm, không để khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp, kéo dài…Đối với công tác phòng chống tham nhũng, thực hiện Luật phòng chống tham nhũng 2013; Thông tư số 05/2011/TT-TTCP ngày 10/01/2011 của Thanh tra Chính phủ Quy định về phòng chống tham nhũng trong ngành thanh tra.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng đề nghị, trong thời gian tới các Sở GD&ĐT cần tăng cường lực lượng thanh tra, đảm bảo số lượng, chất lượng, chuyên nghiệp của lực lượng thanh tra.
Trong thời gian tới cần tăng cường phối hợp trong hoạt động thanh tra giữa thanh tra sở GD&ĐT với thanh tra tỉnh, với phòng GD&ĐT.
Những nhiệm vụ và định hướng công tác thanh tra trong năm học mới được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng đánh giá cao, đặc biệt là kết quả đạt được trong năm học vừa qua đối với hoạt động thanh tra. Thứ trưởng nhấn mạnh, trong sự thành công nói chung của toàn ngành giáo dục thời gian qua có vai trò rất lớn của công tác thanh tra. Đáng chú ý nhất, điển hình nhất trong năm qua nhiều hoạt động của ngành được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ như Kỳ thi THPT Quốc gia, hoạt động này thì vai trò của thanh tra rất quan trọng trong nhiệm vụ.
Với điều kiện lực lượng thanh tra mỏng ở các cơ sở như hiện nay, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng đề nghị các sở cần lựa chọn nội dung công việc để thanh tra, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, nội dung công việc còn tùy vào điều kiện khác nhau ở địa phương. Các chủ đề mà Thứ trưởng gợi ý như thanh tra dạy thêm, học thêm, lạm thu, dân chủ trong trường học, đạo đức nhà giáo…
Cũng trong Hội nghị lần này, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng đề nghị các Sở GD&ĐT cần tăng cường lực lượng thanh tra, tránh tình trạng khi xảy ra sự việc cần thanh tra thì lực lượng mỏng, không đáp ứng được yêu cầu. Tăng lực lượng thanh tra nhưng trên cơ sở đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, dần dần đáp ứng tính chuẩn mực, chuyên nghiệp của công tác thanh tra trong năm học mới.
Trung tâm Truyền thông giáo dục
Các tin khác
- Quận Thốt Nốt (25/09/2017)
- TẶNG ÁO DÀI (25/09/2017)
- Những phát kiến trong công tác chủ nhiệm lớp (23/09/2014)
- Giao quyền chủ động cho giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học (23/09/2014)
- Rộn rã ngày khai trường (23/09/2014)
- Cùng tham gia Rhino art Vietnam 2014! (23/09/2014)
- Đổi mới phương pháp dạy học Cập nhật lúc : 15:19 07/08/2013 (23/09/2014)
danh mục tin
Website
- Tiểu Học Thạnh Hòa
- Tiểu Học Thạnh Hòa 1
- Tiểu Học Thuận An
- Tiểu Học Thuận An 1
- Tiểu Học Thuận Hưng 1
- Tiểu Học Thuận Hưng 2
- Tiểu Học Thuận Hưng 3
- Tiểu Học Thốt Nốt 1
- Tiểu Học Thốt Nốt 2
- Tiểu Học Thốt Nốt 3
- Tiểu Học Thới Thuận 1
- Tiểu Học Thới Thuận 3
- Tiểu Học Trung Kiên 1
- Tiểu Học Trung Kiên 2
- Tiểu Học Trung Kiên 3
- Tiểu Học Trung Nhứt 1
- Tiểu Học Trung Nhứt 2
- Tiểu Học Tân Hưng
- Tiểu Học Tân Lộc 1
- Tiểu Học Tân Lộc 2
- Tiểu Học Tân Lộc 3
- Tiểu Học Tân Lộc 4