Giới thiệu

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠNH QUỚI 1
A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NHÀ TRƯỜNG:

   Trường Tiểu học Thạnh Quới 1 nằm trên quốc lộ 80 địa bàn ấp Qui Lân 6, xã Thạnh Quới, của huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ, trường được thành lập từ năm 1960. Trải qua  gần năm mươi năm trưởng thành và phát triển, phong trào giáo dục của nhà trường đã có nhiều đổi thay, lúc tiến, lúc trầm theo từng giai đoạn của lịch sử.

Khi mới được thành lập, Trường Tiểu học Thạnh Quới 1 chỉ có ba lớp học với ba giáo viên giáo viên chưa qua trường lớp Sư phạm ở địa phương giảng dạy, trường không có cơ sở riêng, mãi đến năm 1962, trường phát triển thêm hai lớp học. Hai năm học đầu 1960-1961 và 1961-1962, do cơ sở vật chất của nhà trường quá khó khăn, tre lá cây tol thiếu thốn về  mọi mặt, chương trình giảng dạy và sách giáo khoa còn nhiều hạn chế nên chất lượng giáo dục của trường những năm học này đạt ở mức trung bình.    

Từ năm học 1962-1963 đến năm học 1965-1966, cơ sở vật chất nhà trường dần dần được cải thiện, trường đã có cơ sở nhưng vẫn còn thiếu thốn, bên cạnh đó, nhiều giáo viên mới đào tạo cấp tốc ngắn hạn, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ được tăng cường thêm nên phong trào giáo dục của nhà trường có nhiều bước tiến đáng phấn khởi.

Từ năm học 1966-1967 đến năm học 1973-1974, đội ngũ giáo viên của nhà trường luôn thay đổi. Do ổn định về đội ngũ cán bộ, giáo viên. Vì vậy, phong trào giáo dục của nhà trường  xu hướng phát triển.

Sau chiến thắng 30 - 4 - 1975, tiếp tục sự nghiệp trồng người như đội ngũ giáo viên của trường được bổ sung thêm cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương cũng quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục nên phong trào giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên phát triển. Đỉnh cao của phong trào giáo dục nhà trường là những năm của thập kỷ tám mươi, khi hai trường cấp I và cấp II được hợp nhất thành trường PTCS Thạnh Quới, trường là điển hình của huyện Thốt Nốt về cơ sở vật chất và dạy nghề hướng nghiệp cho học sinh, số lượng học sinh giỏi, giáo viên giỏi, tổ lao động giỏi cấp huyện và tỉ lệ học sinh tốt nghiệp cấp I, cấp II, đỗ vào cấp III đạt cao cũng như các phong trào hoạt động bề nổi như văn hoá, văn nghệ, TDTT và các phong trào khác  của nhà trường luôn ở vị trí cao của huyện. Chính vì vậy, nhà trường liên tục đạt danh hiệu trường Tiên tiến và Tiên tiến xuất sắc.

Năm học 1992-1993, Trường Tiểu học Thạnh Quới tách khỏi trường PTCS thành Trường Tiểu học Thạnh Quới 1. Kể từ khi tách cấp đến nay, vị trí tốp đầu trong huyện về chất lượng giáo dục nhà trường có nhiều cố gắng duy trì như trước. Nhà trường vẫn luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của đơn vị, nhiều năm liền được cộng nhận là trường Tiên tiến và Tiên tiến xuất sắc cấp huyện.

Từ Năm học 2010-2011 Trường Tiểu học Thạnh Quới 1 có tổng số 29 lớp với 931 học sinh, tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường là 48 đồng chí, trong đó: Quản lý: 3 đồng chí; Giáo viên: 28 đồng chí; Nhân viên: 12 đồng chí; Đảng viên: 9 đồng chí; Trình độ trên chuẩn: 39 đồng chí; Trình độ chuẩn: 4 đồng chí; Biên chế: 45 đồng chí; Hợp đồng: 03 đồng chí. Trường có diện tích 13.225 với  phòng học 2 kiên cố, bán kiên cố 17 trường còn thiếu các phòng bộ môn và phòng chức năng theo quy định chuẩn, phòng học để học một ca và toàn bộ các phòng chức năng cần thiết cùng nhiều trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục của nhà trường. Mặc dù vậy, tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên của nhà trường quyết tâm phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, vẫn luôn phát huy sức mạnh và truyền thống tốt đẹp của địa phương, của nhà trường, luôn đoàn kết, nhất trí quyết tâm xây dựng phong trào giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên và phát triển. Trường Tiểu học Thạnh Quới 1 đã và đang quyết tâm phấn đấu, đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả về  ứng dụng công nghệ tin học trong giảng dạy do Phòng GD&ĐT và UBND huyện Vĩnh Thạnh đã hướng tới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành giáo dục và của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, hội nhập Quốc tế.

 B. SỰ PHÁT TRIỂN THEO TỪNG GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ .

1. Giai đoạn thầy Đường Ngọc Phước giữ chức vụ Hiệu trưởng (1960- 1966):

Do địa bàn quá rộng việc quản lý gặp nhiều khó khăn, phòng giáo dục Thốt nốt có tên trường trung học Cộng Đồng ( trường trung học tỉnh hạt Thạnh Quới) nằm Trên quốc lộ 80, có 02 phòng học ấp Qui Lân xã Thạnh  Quới được xây dựng năm 1960 chế độ cũ.

     Có 26 giáo viên phải dạy 14 lớp mà hầu hết giáo viên từ địa phương nơi khác đến công tác.

2. Giai đoạn thầy Trần Văn Tài giữ chức vụ Hiệu trưởng ( 1967- 12/1969):

Thầy Trần Văn Tài được phân công giữ chức vụ Hiệu trưởng; thầy Nguyễn Minh Trung  P. Hhiệu trưởng;

- Số trẻ tăng, số lớp cũng phát triển. Biên chế lớp tăng lên 23 lớp trong đó có Số giáo viên tăng lên 34. Không có giáo viên bộ môn nên công tác giáo dục toàn diện cho học sinh rất hạn chế.

- Phòng học đã có thì xuống cấp, phòng đáp ứng cho sự phát triền quy mô lớp và học sinh cũng tiếp tục thiếu trầm trọng, kinh phí của ngành hạn hẹp nên trường chỉ cất thêm được 04 phòng tre lá để học tạm. Nhưng phòng học ca 3 vẫn chiếm 1/3.

- Trang thiết bị dạy học không đầy đủ. Sách giáo khoa cho giáo viên và học sinh cũng thiếu ( hầu hết học sinh đi học đều mượn sách giáo khoa của nhau đã qua nhiều năm sử dụng).

3. Giai đoạn thầy Nguyễn Văn Tấn giữ chức vụ Hiệu trưởng ( 1970- 1977):

Thầy Nguyễn Văn Tấn được phân công giữ chức vụ Hiệu trưởng; Thầy Huỳnh Văn Chiến P. hiệu trưởng.

Do nhu cầu bức xúc về phòng học đang xuống cấp trầm trọng, được ngành  đã đầu tư 8 phòng bán kiên cố thay thế 02 phòng đã xuống cấp, ghép học sinh điểm kinh Ông cò với điểm kinh H không còn sử dụng được. Số lớp giảm còn 21 lớp cấp 1 và 03 lớp THCS. Tuy nhiên vẫn còn 03 lớp học ca 3. Số giáo viên là 32.

4. Giai đoạn thầy Đào Trọng Nguyên giữ chức vụ Hiệu trưởng ( 1978- 1979):

Thầy Đào Trọng Nguyên giữ chức vụ  Hiệu trưởng; P. Hiệu trưởng là Thầy Huỳnh Văn Chiến, TPT Cô Nguyễn Thị Rốt.

Quy mô lớp giai đoạn này tăng là 29 lớp ( 25 tiểu học và 5 lớp THCS). Về đội ngũ là 38 

Điểm trường vẫn là 03 ( một điểm chính, Hai điểm lẻ kinh H và Kinh Ông cò ).

5. Giai đoạn Thầy Lê Hoàng Thao chức vụ Hiệu trưởng (1980- 1988):

Thầy Lê Hoàng Thao giữ chức vụ Hiệu Trưởng, Trần Thị Hồng giữ chức vụ P.hiệu trưởng, Cô Triệu Ngọc Hân TPT.

Giai đoạn này trường Cơ sở vật chất  tăng lên 12 phòng học, 1 phòng làm văn phòng. Nhà trường và ủy ban nhân dân xã Thạnh Quới tiếp tục đề nghị về ngành xin kinh phí đầu tư. Năm 1988 nhà trường được đầu tư xây dựng 04 phòng bán kiên cố .

Thuận lợi về cơ sở vật chất nhưng lại khó khăn về quy mô lớp và giáo viên. Số lớp  là 36 lớp, ( tiểu học 27, THCS 9 lớp trong khi  giáo viên tiểu học có 23, GV THCS giáo viên có 09).

6. Giai đoạn thầy Đặng Hoàng Minh giữ chức vụ Hiệu trưởng ( 1989- 1990):

Thầy Đặng Hoàng Minh giữ chức vụ Hiệu Trưởng; Cô Võ Thị Kim Dung giữ chức vụ P.hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn là thầy Võ Đông Sơ; TPT Nguyễn Ngọc Hiền.

Số lớp giai đoạn này là 36 lớp gồm 27 lớp tiểu học và 09 lớp THCS. Về giáo viên: có 52 GV. Để nâng cao chất lượng, Tuy nhiên, thời điểm này một số giáo viên cũng được cử đi học chuẩn hóa về chuyên môn, cử một số người có đủ điều kiện đi học các lớp sư phạm do ngành tổ chức.

7.Giai đoạn Cô Lê Thị Gành giữ chức vụ Hiệu trưởng ( 1990-1991):

Cô Lê Thị Gành giữ chức vụ Hiệu trưởng; Cô Trần thị Được P. Hiệu trưởng,

 Về biên chế lớp giai đoạn này có 57 giáo viên; 38 lớp. Đã có GV đạt chuẩn và trên chuẩn .

+ Về cơ sở vật chất: Trường có 20 phòng  01 điểm chính và 03 điểm lẻ. Ngành đầu tư 02 phòng tiền chế ở điểm chính để giải quyết đủ phòng học 02 ca/ ngày. Tổng số phòng học hiện có là 20 gồm 18 phòng BKC và 02 phòng tiền chế.

Do quy mô lớp lớn, trường có nhiều điểm lẻ đồng thời để dễ dàng trong khâu quản lý. Đầu năm học 1992  ngành đã ra quyết định tách trường tiểu học Thanh Quới 1 ra  khỏi Trường PTCS Thạnh Quới.

8. Giai đoạn Thầy Nguyễn Hoàng Kiệt giữ chức vụ Hiệu trưởng ( 1992-1994)

Thầy Nguyễn Hoàng Kiệt giữ chức vụ Hiệu Trưởng, Trần Thị Được giữ chức vụ P.hiệu trưởng, Chủ Tịch công đoàn Thầy Hồ Hữu Thành, Thầy Đặng Văn Thành  TPT.

 Về biên chế lớp giai đoạn này có 36 giáo viên; 30 lớp. Đã có GV đạt chuẩn và trên chuẩn .

 Về cơ sở vật chất: Trường có 22 phòng  01 điểm chính và 03 điểm lẻ. Ngành đầu tư 02 phòng BKC ở điểm chính để giải quyết đủ phòng học. Tổng số phòng học hiện có là 22 gồm 20 phòng BKC và 02 phòng tiền chế.

9. Giai đoạn Thầy Hồ Hữu Thành giữ chức vụ Hiệu trưởng ( 1995-2004)

Thầy Hồ Hữu Thành giữ chức vụ Hiệu Trưởng, 02 Phó Hiệu Trưởng: CôTrần Thị Được giữ chức vụ P.hiệu trưởng; Cô Thị Loan Anh giữ chức vụ P.hiệu trưởng, Chủ Tịch công đoàn Thầy Trương Tiến Thịnh, Thầy Phạm Văn Đồng  TPT.

 Về biên chế lớp giai đoạn này có 40 giáo viên; 27 lớp. Đã có GV đạt chuẩn và trên chuẩn .

 Về cơ sở vật chất: Trường có 24 phòng  01 điểm chính và 03 điểm lẻ. Ngành đầu tư 04 phòng BKC ở điểm chính để giải quyết đủ phòng học. Tổng số phòng học hiện có là 24 gồm 24 phòng BKC .

10. Giai đoạn Cô Trần Thị Được giữ chức vụ Hiệu trưởng ( 2005-2007)

Cô Trần Thị Được giữ chức vụ Hiệu Trưởng, Thầy Đặng Văn Thành giữ chức vụ P.hiệu trưởng; Chủ Tịch công đoàn Thầy Phạm Hữu Hiệp, Thầy Trương Ngọc Cường  TPT.

 Về biên chế lớp giai đoạn này có 49 giáo viên; 29 lớp. Đã có GV đạt chuẩn và trên chuẩn .

 Về cơ sở vật chất: Trường có 26 phòng  01 điểm chính và 02 điểm lẻ. Ngành đầu tư 02 phòng BKC ở điểm lẻ ( bờ bao) để giải quyết đủ phòng học. Tổng số phòng học hiện có là 26 gồm 26 phòng BKC .

11. Giai đoạn Cô Trần Thị Được giữ chức vụ Hiệu trưởng ( 2008-2015…nay)

Cô Trần Thị Được giữ chức vụ Hiệu Trưởng, 02 phó hiệu trưởng:Thầy Đặng Văn Thành và Cô Huỳnh Thị Diễm giữ chức vụ P. hiệu trưởng Chủ Tịch công đoàn Thầy Phạm Hữu Hiệp, Thầy Trương Ngọc Cường đến 2010 TPT; từ 2011 Cô Trần thị mộng Tuyền TPT đến nay.

 Về biên chế lớp giai đoạn này có 47- 48 giáo viên; 27-28 lớp. GV đạt chuẩn và trên chuẩn .

 Về cơ sở vật chất: Trường có 26 phòng  01 điểm chính và 02 điểm lẻ. Ngành đầu tư 02 phòng BKC ở điểm lẻ ( bờ bao) để giải quyết đủ phòng học. Tổng số phòng học hiện có là 26 gồm 26 phòng BKC .

     - Để xây dựng Trường TH Thạnh Quới 1 lên trường chuẩn Quốc gia theo chủ trương và kế hoạch của huyện Vĩnh Thạnh; Năm học 2014-2015 trường được ngành đầu tư 31 phòng kiên cố gồm 16 phòng trệt và 15 phòng lầu và 4 phòng Điểm lẻ nâng tổng số phòng lên 35 phòng ( trong đó có: 24 phòng học và 11 phòng chức năng) cộng với trang thiết bị bên trong phòng.

Bước vào năm học 2014-2015 cơ bản về biên chế lớp, đội ngũ cán bộ giáo viên và cơ sở vật chất đã tương đối ổn định.

+ Tổng số học sinh hiện nay là 813; số lớp là 28 lớp.

+ BGH: 03; GV chuyên trách PC-CMC 01; 01 GV tổng phụ trách; Nhân viên 04 ( gồm 01 NV bảo vệ, 01 nhân văn thư , 01 nhân viên y tế; 01 kế toán); Giáo viên giảng dạy 28 đạt tỷ lệ 1,4 GV/lớp. 100% GV đạt chuẩn trong đó có 28 GV  đạt và vượt chuẩn; 10 GV bộ môn ( 02 Tiếng Anh; 02 Mĩ Thuật; 02 Âm nhạc; 03 Thể dục và 01 GV tin học).

+ Thư viện nhà trường đã đạt chuẩn 01, đạt thư viện Tiên Tiến xuất sắc năm 2014-2015.

Nhìn chung: Trường Tiểu học Thạnh Quới1 đã trải qua một chặng đường dài khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Khó khăn từ cơ sở vật chất thiếu thốn và xuống cấp trầm trọng; đội ngũ giáo viên không đáp ứng được về mặt chuyên môn đến số lượng so với nhu cầu biên chế lớp và học sinh trong địa bàn…

Đến nay, nhờ sự quan tâm của Đảng,  chính quyền các cấp nhất là của ngành giáo dục. Trường Tiểu học Thạnh Quới 1 đã có nhiều thay đổi đáng kể: Cơ sở vật chất hiện nay đã đáp ứng đủ cho hoạt động dạy và học; Chất lượng ngày một nâng cao hơn. Các phong trào thi đua do ngành phát động nhà trường đều tham gia Đạt thứ hạng cao dẫn đầu trong huyện về cấp tiểu học và đều có đạt giải cung cấp vận động viên cho thành phố. Đội ngũ cán bộ và giáo viên nhà trường đã có nhiều phấn đấu rõ rệt, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập nâng cao trình độ chuyên môn hiện nay tất cả giáo viên đều đạt chuẩn và vượt chuẩn. Động cơ học tập ở học sinh ngày một ý thức hơn, tỷ lệ chuyên cần mỗi năm đều nâng cao, tỷ lệ lưu ban bỏ học hàng năm đều giảm.

Đến năm 2015, tiếp tục được sự quan tâm của ngành giáo dục và chính quyền các cấp cộng với sự phấn đấu của CBGV-CNV trường Tiểu học Thạnh Quới 1… Trường Tiểu học Thạnh Quới 1, được công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

          C.TRUYÊNTHỐNG NHÀ TRƯỜNG

1/ Tôn sư trọng đạo (20/11): Tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ôn lại truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam; các cựu HS, rời trường 10 năm, 20 năm tổ chức họp mặt; thăm lại các GV đã về hưu (Ân cần thăm hỏi, chúc sức khỏe tặng quà lưu niệm) Như ông: Nguyễn Trường Sanh, Trần Hữu Cẩm, Trần Minh Tú, Lê Văn Bệ, giáo viên nghỉ hưu: Cô Võ Thị Kim Dung, thầy Nguyễn Văn Đàng, Phạm Văn Đồng, cô Trần Thị Lượm, Cô Nguyễn Thị Thu Vân,…

2/ Mừng ngày thành lập Đoàn (26/3). Tổ chức họp mặt Đoàn ôn lại truyền thống kỉ niệm ngày thành lập đoàn. Tổ chức văn nghệ thể dục thể thao, lao động công ích trong đơn vị và ở địa phương.

3/ Mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22 tháng 12, tổ chức cho GV-HS ôn lại kỉ niệm ngày truyền thống. Tổ chức các hoạt động thăm viêng gia đình thương binh ông Lê Văn long ở Ấp Qui Lân 6, liệt sĩ ông Võ Văn Chắc hy sinh ở chiến trường Cam pu chia ở Ấp Qui Lân 7. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về truyền thống cha ông về Đoàn, Đội, Đảng, Bác Hồ, hình thức hái hoa dân chủ, các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian,…

4/ Giúp đỡ học sinh nghèo: tặng quà (vật chất) giúp học sinh vượt khó học tập (kết hợp với Ban Đại diện CMHS). Hàng năm nhà trường phát động phong trào nhận đỡ đầu học sinh nghèo (Mỗi CB.GV.CNV nhận đỡ đầu 1 học sinh nghèo), Đội TNTP Hồ Chí Minh phát động các phong trào “Giúp bạn đến trường”, “Tấm áo tặng bạn”….. góp phần giúp các bạn học sinh khó khăn cùng đến trường.

5/ “Lá lành đùm lá rách”: Giáo viên và học sinh cùng tham gia giúp nạn nhân bị thiên tai, bệnh tật.

6/ “Uống nước nhớ nguồn”: Để ghi nhớ công ơn thầy cô giáo đã dày công dạy dỗ vào ngày 20/11 hàng năm nhà trường tổ chức lễ tri ơn thầy cô cho các em học sinh ở trường và các em học sinh đã ra trường ôn lại truyền thống nhớ ơn thầy cô. Đồng thời nhà trường tổ chức thăm viếng gia đình giáo viên nghỉ hưu qua đó giáo dục ý thức học tập của các em ông cha ta có câu “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.

7/ Tham gia quĩ tấm lòng vàng, quĩ Hội khuyến học huyện.

8/ Tham gia các phong trào từ thiện, thiên tai,… do ngành phát động

D. THÀNH TÍCH NHÀ TRƯỜNG

- Từ năm 1960 đến năm 1975 nhà trường luôn hoàn thành tốt chỉ tiêu nhiệm vụ ngành được giao. Đạt danh hiệu Trường Tiên Tiến

- Từ năm 1976 đến năm 2000 Trường đạt Danh hiệu  Tiên Tiến.

- Từ năm 2000 đến năm 2006 Trường đạt Danh hiệu Tiên Tiến và Tiên Tiến Xuất Sắc.( có giáo viên đạt cấp Quốc gia về viết chữ đẹp; có giáo viên đạt cấp Quốc gia viên phấn trắng)

- Từ Năm 2006-2008 Trường đạt Tiên Tiến ( các phong trào hỗ trợ học tập đều đạt  nhất, nhì cấp huyện và thành phố).

- Từ năm 2008-2010 Trường đạt Tiên Tiến (các phong trào đều đạt nhất, nhì cấp huyện và thành phố).

- Năm 2010-2011 Trường đạt khá(các phong trào học tập đều đạt  nhất, nhì cấp huyện và thành phố ).

- Năm 2011-2012: Trường đạt danh hiệu Tiên Tiến Xuất sắc (các phong trào học tập đều đạt  nhất, nhì cấp huyện và thành phố có 02 học sinh tham gia học sinh giỏi cấp Quốc gia  ; 01 thi Tiếng Anh; 01 thi Toán).

 - Năm học 2012-2013: Trường đạt danh hiệu Tiên tiến, (các phong trào học tập đều đạt  nhất, nhì cấp huyện và thành phố ).

- Năm học 2013-2014: Trường đạt danh hiệu Khá ( có 2 HS đạt khuyến khích phần mềm sáng tạo Tin học trẻ).

-Năm học 2014-2015 Trường đạt danh hiệu Tiên Tiến Xuất sắc (các phong trào học tập đều đạt  nhất, nhì cấp huyện và thành phố 02 thi Tiếng Anh; 05 thi Toán qua mạng).                                                        

Thạnh Quới, ngày 20  tháng 9 năm 2014

                    HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

                 TRẦN THỊ ĐƯỢC

                                                              


 

Thông báo

NGÀY HỘI VĂN HÓA DÂN GIAN 26-03-2016 PHAN 1
NGÀY HỘI VĂN HÓA DÂN GIAN 26-03-2016 PHAN 4
NGÀY HỘI VĂN HÓA DÂN GIAN 26-03-2016 PHAN 2
NGÀY HỘI VĂN HÓA DÂN GIAN 26-03-2016 PHAN 3

Website đơn vị

Thăm dò ý kiến

Bạn biết cổng thông tin Demo qua đâu?

Qua báo đài
Qua bạn bè
Qua Internet
Khác
Chi tiết