Tin tức/(THCS Dray Bhăng )/Sáng kiến kinh nghiệm- Thi đua khen thưởng/
Hướng dẫn thực hiện Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” và công tác thi đua năm học 2019-2020

UBND HUYỆN CƯ KUIN

 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO                              

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Số: 414/PGDĐT – TĐKT

 

V/v: Hướng dẫn thực hiện Phong trào
thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy
và học” và công tác thi đua

năm học 2019-2020

 

                     Cư Kuin , ngày  25  tháng 11  năm 2019

 

                   Kính gửi: Hiệu trưởng các trường MN, TH, THCS và phổ thông DTNT THCS huyện Cư Kuin

 

Thực hiện Công văn số 3282/BGDĐT-TĐKT ngày 23/7/2017 của Bộ GDĐT về hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” giai đoạn 2016-2020; Công văn số 1484/SGDĐT-VP ngày 18/9/2019 của Sở GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” năm học 2019-2020; Kế hoạch số 67/KH-SGDĐT ngày 06/11/2019 của Sở GDĐT về tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước của tỉnh lần thứ XI và của ngành Giáo dục năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1705/QĐ-UBND ngày 13/11/2019 của UBND huyện Cư Kuin Quy định tổ chức và hoạt động cụm, khối thi đua của huyện,

Phòng GDĐT hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” và công tác thi đua năm học 2019-2020, với các nội dung cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” nhằm khơi dậy tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động trong toàn Ngành bằng những việc làm cụ thể, thiết thực trong thực hiện nhiệm vụ được giao và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

- Tiếp tục phát hiện, tôn vinh những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, mô hình mới, nhân tố mới tiêu biểu trong dạy và học, từ đó nhân rộng trong toàn Ngành, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

2. Yêu cầu

- Thi đua đổi mới, sáng tạo phải gắn với các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, tránh hình thức và được lồng ghép với các phong trào thi đua, các cuộc vận động khác của Ngành, như: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”;

- Việc bình xét thi đua, khen thưởng phải đúng quy định, quy trình thủ tục, chặt chẽ, kịp thời, đúng đối tượng, đúng thành tích, công khai, công bằng, dân chủ; đảm bảo việc tôn vinh, khen thưởng có tác dụng nêu gương và giáo dục cao, có sức lan tỏa trong từng đơn vị và cộng đồng xã hội; khen đúng thành tích đạt được, không khen thưởng theo số lượng, cào bằng, không đúng đối tượng.

II. Căn cứ thực hiện công tác thi đua, khen thưởng

- Luật thi đua, khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày 16/11/2013;

- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;

- Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 27/10/2017 của Bộ nội vụ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31/07/2017;

- Thông tư số 22/2018/TT-BGDĐT ngày 28/8/2028 của Bộ GDĐT về hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục;

- Quyết định số 22/QĐ-UBND, ngày 04/01/2019 của UBND tỉnh Đăk Lăk về việc ban hành Quy định tổ chức và hoạt động cụm, khối thi đua của tỉnh Đăk Lăk;

- Công văn số 1484/SGDĐT-VP ngày 18/9/2019 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” năm học 2019-2020;

- Quyết định số 1705/QĐ-UBND ngày 13/11/2019 của UBND huyện Cư Kuin Quy định tổ chức và hoạt động Cụm, Khối thi đua của huyện;

- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 đối với giáo dục MN, TH và THCS.

III. Tổ chức và hoạt động của Khối thi đua

1. Tổ chức Khối thi đua: Theo Khoản 3, Điều 4, Quyết định số 1705/QĐ-UBND ngày 13/11/2019 của UBND huyện Cư Kuin.

2. Nhiệm vụ và hoạt động của Khối thi đua: Thực hiện theo Điều 5, Điều 6, Quyết định số 1705/QĐ-UBND của UBND huyện Cư Kuin (Khối trưởng, Khối phó do Khối họp và giới thiệu).

3. Phân công Lãnh đạo, Chuyên viên Phòng phụ trách Khối thi đua

- Ông Trần Quốc Toản: phụ trách chung và Khối thi đua THCS.

- Ông Bùi Quốc Huy: phụ trách Khối thi đua TH.

- Ông Đậu Văn Dũng và Bà Thái Thị Thu Trang: phụ trách Khối thi đua mầm non.

IV. Đánh giá kết quả thi đua

1. Đối tượng, nội dung và tiêu chí đánh giá: theo hướng dẫn tại Công văn số 3282/BGDĐT-TĐKT ngày 28/7/2017 của Bộ GDĐT về hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học” giai đoạn 2016-2020 (kèm theo bảng tiêu chí, biểu điểm đánh giá).

2. Cách thức đánh giá

2.1. Đối với đơn vị, tập thể

Căn cứ vào từng nội dung tiêu chí để đánh giá theo các mức như sau:

- Xuất sắc: 95 - 100 điểm (không có tiêu chí nào dưới 4,0 điểm);

- Tốt: 90 - 94 điểm (không có tiêu chí nào dưới 3,0 điểm);

- Khá: 85 – 89 điểm (không có tiêu chí nào dưới 2,5 điểm);

- Trung bình: 70 – 84 điểm;

- Còn hạn chế: dưới 70 điểm;

Tổng số điểm tối đa là: 100,0 điểm.

* Lưu ý:

- Căn cứ khung bảng tiêu chí, biểu điểm tại Công văn này, các Khối thi đua có thể cụ thể hóa bảng tiêu chí chấm điểm thi đua cho phù hợp với tình tình thực tế của Khối; lượng hóa các chỉ tiêu có tính chất định tính để xây dựng được thang điểm, bảng điểm giúp cho việc chấm điểm được chính xác và đảm bảo tính công bằng, khách quan trong thi đua. Sau khi lấy ý kiến các thành viên khối thi đua, thống nhất bảng tiêu chí thi đua, Khối trưởng thi đua tham gia ý kiến của Chuyên viên phụ trách đầu mối của Khối trước khi ban hành.

- Việc cụ thể hóa nội dung, phân chia thang, bảng điểm không được vượt quá tổng số điểm đã quy định cho mỗi nội dung thi đua chủ yếu và phải được các thành viên trong Khối thi đua thảo luận dân chủ, thống nhất để làm căn cứ cho việc chấm điểm và bình xét thi đua.

2.2. Đối với cá nhân

a) Cán bộ quản lí: tập thể được giao phụ trách phải là tập thể có phong trào thi đua đạt hiệu quả cao, thiết thực; có nhiều giải pháp đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ và các hoạt động giáo dục được tập thể ghi nhận, học tập làm theo, được phổ biến nhân rộng trong và ngoài đơn vị, làm thay đổi tích cực đến hình ảnh và chất lượng giảng dạy, giáo dục của đơn vị so với cùng kỳ năm học trước (kết quả này được lượng hóa bằng các số liệu như: tỷ lệ xếp loại cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động; số lượng đề tài, sáng kiến đổi mới, sản phẩm nghiên cứu, công trình nghiên cứu khoa học đã hoàn thành; số lượng học sinh vi phạm kỷ luật, bỏ học; tỷ lệ về đánh giá, xếp loại học sinh, tỷ lệ hoàn thành chương trình cấp học, tốt nghiệp,…); nội bộ đoàn kết, dân chủ, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ; thực hiện có sáng tạo, hiệu quả việc tuyên truyền chủ trương đổi mới giáo dục đến đồng nghiệp và cộng đồng xã hội

b) Nhà giáo: có nhiều giải pháp đổi mới, sáng tạo trong việc chăm sóc, giáo dục, giảng dạy, nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ được tập thể ghi nhận; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, tích cực giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện có sáng tạo, hiệu quả việc tuyên truyền chủ trương đổi mới giáo dục đến đồng nghiệp và cộng đồng xã hội.

c) Người lao động: có giải pháp đổi mới, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đạt hiệu quả thiết thực, được tập thể ghi nhận; có phẩm chất đạo đức tốt, tích cực giúp đỡ đồng nghiệp.

* Lưu ý: Định kỳ hàng quý, các đơn vị có những điển hình tiên tiến với
những thành tích đặc biệt xuất sắc hoặc cá nhân có mô hình đổi mới sáng tạo mang lại hiệu quả thiết thực, cần làm hồ sơ giới thiệu để Phòng xem xét giới thiệu điển hình đề nghị các cấp xét khen thưởng đột xuất. Hồ sơ giới thiệu gồm: Tờ trình và bản thành tích của tập thể hoặc cá nhân có xác nhận của Lãnh đạo đơn vị. Đơn vị có điển hình tiên tiến được công nhận khen thưởng sẽ được xem xét vào tính vào thành tích khi đánh giá tập thể đơn vị.

3. Quy định điểm cộng thêm và điểm trừ

3.1. Điểm cộng thêm

Đơn vị có sáng kiến, giải pháp có phạm vi ảnh hưởng trong toàn Ngành; có đề tài, dự án khoa học cấp tỉnh; tập thể, cá nhân đạt giải trong các kỳ thi, hội thi cấp tỉnh: cộng thêm tối đa 10,0 điểm.

3.2. Điểm trừ

Đơn vị không chấp hành nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo; không tham gia đầy đủ hoặc không đúng thành phần các hoạt động do Khối tổ chức; không thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao trong hoạt động Khối: trừ tối đa 10 điểm.

V. Quy định về đánh giá, xếp loại và bình xét, suy tôn, đề nghị khen thưởng

1. Về xét khen thưởng

1.1. Căn cứ vào các nội dung, tiêu chí đã quy định, các đơn vị tự chấm điểm, sau đó Khối chấm điểm cho từng đơn vị và xếp loại thi đua trong Khối. Lấy tổng điểm số các tiêu chí thi đua từ cao xuống thấp; trường hợp nhiều đơn vị trong một Khối có tổng điểm số các tiêu chí thi đua bằng nhau thì ưu tiên xét đơn vị có nhiều sản phẩm đổi mới, sáng tạo đã được thẩm định, đánh giá hoặc chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ năm học cao hơn; điểm trừ thấp hơn.

1.2. Không xét khen thưởng đối với đơn vị không thực hiện đúng các quy định về công tác thi đua, khen thưởng như: không đăng kí thi đua; đăng kí muộn; hồ sơ không hợp lệ; không tổ chức thực hiện các phong trào thi đua hoặc tổ chức phong trào thi đua hình thức, kém hiệu quả; nội bộ mất đoàn kết, có khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo,…; để xảy ra vi phạm hành chính hoặc có dấu hiệu vi phạm đang chờ cơ quan có thẩm quyền kết luận; vi phạm các chính sách của Đảng và Nhà nước; vi phạm quy chế chuyên môn, quy chế thi, tuyển sinh, dạy thêm học thêm; thu, chi tài chính; vi phạm đạo đức nhà giáo, đạo đức người học; mất an toàn, an ninh trường học, để xẩy ra tai nạn thương tích, đuối nước ảnh hưởng đến tính mạng,…; không trung thực trong việc bảo vệ, đánh giá đề tài nghiên cứu, sáng kiến; có các biểu hiện tiêu cực gây dư luận không tốt (có phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng),…làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục của nhà trường và của Ngành.

2. Về số lượng, tỷ lệ đề nghị xét các danh hiệu và hình thức khen thưởng

2.1. Đối với tập thể: thực hiện theo Điều 27, Điều 28, Luật thi đua, khen thưởng. Mỗi Khối chọn 01 tập thể dẫn đầu đề nghị UBND huyện xét trình UBND tỉnh tặng Cờ thi đua; 02 tập thể đứng Nhì, Ba Khối hoặc tập thể có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong từng lĩnh vực, đề nghị UBND huyện xét đề nghị UBND tỉnh tặng tập thể Lao động xuất sắc; các tập thể còn lại thuộc Khối nếu đạt tiêu chuẩn thì đề nghị UBND huyện xét tặng danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến (mỗi Khối không quá 50% tổng số đơn vị).

2.2. Đối với cá nhân: theo quy định tại Điều 23, Điều 24, Luật thi đua, khen thưởng; Điều 9, Điều 10, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.

VI. Quy trình thực hiện, tổ chức đánh giá, bình xét đề nghị xét danh hiệu và hình thức khen thưởng

1. Các đơn vị triển khai đăng ký thi đua năm học cho tập thể và cá nhân vào đầu năm học, gửi danh sách đăng ký thi đua về cho Khối trưởng để tổng hợp và gửi về Phòng trước ngày 10/12/2019 (có biểu mẫu kèm theo). Các trường ngoài công lập gửi hồ sơ trực tiếp về Phòng trước ngày 05/12/2019.

2. Các đơn vị tự tổ chức kiểm tra, chấm điểm thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học” trong năm học và nộp hồ sơ đề nghị xét thi đua năm học cho Khối trưởng. Thời gian hoàn thành trước ngày 15/5/2020. Các trường ngoài công lập và Trung tâm GDNN-GDTX huyện gửi hồ sơ trực tiếp về Phòng trước ngày 15/5/2020.

3. Khối trưởng tổ chức họp với các đơn vị thành viên (Mời cán bộ phụ trách thi đua Khối), chấm điểm và đánh giá thi đua tập thể và cá nhân của các đơn vị trong Khối theo yêu cầu ở trên; đồng thời đề xuất 03 đơn vị dẫn đầu Khối trong số đơn vị tiêu biểu theo tỷ lệ quy định để Phòng thẩm định kết quả trước ngày 25/5/2020.

4. Bình xét thi đua: cán bộ phụ trách thi đua Khối, chủ trì đánh giá thi đua các đơn vị trong Khối trên cơ sở đề nghị của Khối trưởng; thời gian hoàn thành trước ngày 10/6/2020.

5. Căn cứ vào kết quả bình xét thi đua của Khối, các đơn vị trường hoàn tất hồ sơ nộp cho Khối trưởng. Hồ sơ trình khen thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 8, Quyết định số 1705/QĐ-UBND của UBND huyện.

6. Thời gian nộp hồ sơ đề nghị xét khen thưởng của Khối về Phòng: trước ngày 20/6/2020 (đối với cấp tỉnh: kèm file dữ liệu toàn bộ hồ sơ theo quy định; tất cả văn bản đều dùng bảng mã Unicode và phông chữ Times New Roman, Size 14).

* Lưu ý:

- Các loại hồ sơ về công tác thi đua, khen thưởng, các đơn vị nộp về các đầu mối được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm về tính chính xác. Không chấp nhận hồ sơ không đúng quy định.

- Mỗi loại danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải được lập một danh sách riêng, đúng mẫu quy định. Đối tượng trong danh sách đề nghị khen thưởng các danh hiệu của cá nhân, tập thể phải xếp theo thứ tự ưu tiên về thành tích (không theo chức danh hoặc vần chữ cái ABC....).

VII. Về kinh phí hoạt động của Khối

Thực hiện theo các quy định hiện hành.

VIII. Tổ chức thực hiện

1. Đối với Khối trưởng, Khối phó và các đơn vị thành viên: thực hiện nhiệm vụ được quy định tại Điều 5, Quyết định số 1705/QĐ-UBND của UBND huyện và các quy định cụ thể tại Công văn này.

2. Đối với cán bộ được phân công phụ trách Khối: hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi và tổng hợp tình hình triển khai thực hiện phong trào thi đua các Khối theo quy định; tham gia bình xét, lựa chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu đề nghị xét các danh hiệu và các hình thức khen thưởng.

 

Công tác thi đua, khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng nhằm động viên đội ngũ nhà giáo, CBQL và người lao động của ngành Giáo dục chủ động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhận được Công văn này, đề nghị Hiệu trưởng các trường nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

Nơi nhận:                                                                                   

- Như trên; (t/h)

- Phòng Nội vụ; (p/h)  

- TT GDNN-GDTX huyện; (p/h)  

- Lưu: LĐ, CV, VT.

 

TRƯỞNG PHÒNG

(đã kí)

Trần Văn Hải

 

QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN

PHÒNG TRÀO THI ĐUA “ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO TRONG DẠY VÀ HỌC”

NĂM HỌC 2019-2020

(Kèm theo Công văn số: 414/PGDĐT-TĐKT ngày 25/11/2019 của phòng GDĐT)

TT

Nội dung tiêu chí

Điểm tối đa

Điểm tự đánh giá

Điểm Khối đánh giá

I

Xây dựng môi trường giáo dục mở, xanh, sạch, đẹp, thân thiện, an toàn, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

30

 

 

1

- Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh; thực hiện đầy đủ linh hoạt, sáng tạo nhiệm vụ giáo dục cấp học, chương trình dạy học bộ môn đảm bảo đúng khung kế hoạch thời gian năm học.

- Có giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

5

 

 

2

- Đảm bảo nhà trường thân thiện; thực hiện tốt giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống; xây dựng và thực hiện hiệu quả bộ quy ứng xử;

- Chú trọng trang bị đủ đồ dung, đồ chơi, thiết bị dạy học; sử dụng hiệu quả CSVC, trang thiết bị dạy học không để xảy ra mất mát, lãng phí; xây dựng cảnh quan trường, lớp học sạch sẽ, có sân chơi, bãi tập, hệ thống cây xanh an toàn, thoáng mát; lớp học có đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp lứa tuổi người học.

5

 

 

3

- Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường;

- Thực hiện tốt việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội; trong đó chú trọng việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, vi phạm kỷ luật, pháp luật.

5

 

 

4

- Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục, tư vấn, hoạt động trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh có hiệu quả thiết thực, có tác dụng giáo dụng và sức lan toả;

- Thực hiện có hiệu quả các hoạt động tương trợ, nội bộ đoàn kết.

5

 

 

5

- Chú trọng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội; không để xảy ra bạo lực học đường, vi phạm pháp luật, an toàn thực phẩm và an ninh trật tự; dịch bệnh, tai nạn thương tích, đuối nước, cháy nổ, thảm họa,…

- Học sinh tham gia BHYT đạt 100%.

5

 

 

6

- Chú trọng giáo dục lòng yêu nước, đạo đức, lối sống, ứng xử, các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, hướng học sinh tích cực tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nhà trường, lớp học và cá nhân.

- Có công trình vệ sinh đạt chuẩn, có hướng dẫn học sinh kĩ năng sử dụng, bảo quản; có phân công học sinh trực nhật, vệ sinh trường, lớp, công trình vệ sinh,…

5

 

 

II

Đổi mới quản lí, dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá

30

 

 

7

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của xã hội về đổi mới giáo dục.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ có trọng tâm, trọng điểm gắn với thực hiện nhiệm vụ năm học; tổ chức hoạt động kiểm tra đúng quy trình, đúng pháp luật; chú trọng giải pháp thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra; xử lí đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo quy định.

5

 

 

8

- Có giải pháp sáng tạo, mang lại hiệu quả rõ rệt trong quản lý, giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị (có ít nhất một giải pháp sáng tạo được thực hiện);

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ, đảm bảo quy định công khai; thực hiện đầy đủ kịp thời chế độ chính sách đối với người học, nhà giáo; đảm bảo quyền lợi nhà giáo, người học.

5

 

 

9

- Đa dạng hoá cá phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống với các giải pháp, việc làm thiết thực, hiệu quả; vận dụng có hiệu quả những thành tố tích cực của các mô hình dạy học tiên tiến; học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện đạt hiệu quả cao.

- Có ít nhất 01 câu lạc bộ có tác dụng hướng tới việc phát triển kĩ năng, hỗ trợ hoạt động học thuật trong nhà trường, tạo môi trường cho các thành viên gắn kết, trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

5

 

 

10

- Có giải pháp cụ thể đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất người học;

- Đánh giá, xếp loại người học theo đúng quy định, khắc phục bệnh thành tích.

5

 

 

11

Tổ chức giáo dục hướng nghiệp, phân luồng có hiệu quả; thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo chuẩn quốc gia (có kế hoạch tự đánh giá, kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia)

5

 

 

12

- Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo dựa trên kết quả đánh giá (Kết quả các cuộc thi cấp tỉnh, số lượng, chất lượng học sinh giỏi các cấp, kết quả tốt nghiệp, hoàn thành chương trình cấp học,…);

- Thực hiện có hiệu quả việc bồi dưỡng, đánh giá đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và thực hiện chương trình cấp học.

5

 

 

III

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ

10

 

 

13

Tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích nhà giáo, học sinh tham gia nghiên cứu khoa học để có sáng kiến, công trình, dự án nghiên cứu khoa học, ý tưởng khởi nghiệp thiết thực, có giá trị và hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng ở huyện, tỉnh, đạt giải trong các kỳ thi.

5

 

 

14

Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, tin học; thực hiện tốt có hiệu quả việc dạy học tiếng Anh hệ 10 năm, đảm bảo 100% giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn theo khung 6 bậc; có giải pháp phù hợp để nâng tỉ lệ học sinh được học ngoại ngữ, tin học.

5

 

 

IV

Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lí, dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học

10

 

 

15

Ứng dụng công nghệ thông tin thông qua các phần mềm, hệ thống: Cổng thông tin điện tử, văn phòng điện tử; họp trực tuyến, tập huấn qua mạng; khai thác, sử dụng hiệu quả các cơ sở dữ liệu thông tin quản lý trực tuyến.

5

 

 

16

Thực hiện xây dựng kho bài giảng điện tử, thư viện điện tử, dạy học qua mạng, ngân hàng câu hỏi trực tuyến, phần mềm thi trực tuyến, phòng thí nghiệm ảo,…

5

 

 

V

Đẩy mạnh xây dựng XHHT học tập suốt đời

5

 

 

17

- Thực hiện công tác PCGD theo quy định;

- Có nhiều giải pháp sáng tạo giúp người học thay đổi tư duy, nhận thức về việc học tập suốt đời nhằm thúc đẩy nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; tạo điều kiện thuận lợi để người học được tham gia học tập bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và của địa phương; số lượt người học được duy trì và tăng lên hàng năm; tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, sáng tạo trong việc xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập và cộng đồng học tập;

5

 

 

VI

Một số nội dung khác

15

 

 

18

Có kế hoạch thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

5

 

 

19

Thực hiện đầy đủ, đúng quy định về quản lí tài chính, ngân sách; tranh thủ các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước huy động xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật, trong thiết bị dạy học đảm bảo phuc vụ tốt cho dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục

5

 

 

20

Có kế hoạch triển khai phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả; tham gia tích cực, hiệu quả các hoạt động của Ngành, thực hiện thống kê, báo cáo đầy đủ theo đúng quy định.

5

 

 

 

Tác giả: cukuin_thcsdraybhang
http://thangbinh.edu.vn/data/18362917689589053428/tintuc/files/04.2020/PGD_THI_DUA_2019_2020 (1).pdf

Văn bản mới

  • Ba công khai
  • Thông báo

Danh sách học sinh nhận quà tết Ất Mùi 2015

65 học sinh được nhận nhân dịp này

Báo cáo kiểm tra tài chính của Ban TTND

Kì kiểm tra 1/9/2015 đến 31/12/2015

Công khai tài chính

Quý 4 năm 2015
Xem thêm...