RƯỜNG THPT ĐẠI TỪ

QUÁ  TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

1. Giai đoạn 1951 đến 1961.

Trường THPT Đại Từ tiền thân là trường cấp 2, 3 Đại Từ được thành lập năm 1951. Do hoàn cảnh kháng chiến phải thường xuyên chuyển địa điểm lúc ở Bình Thuận khi ở Tân Thái. Quy mô có 2 lớp 5, một Thầy giáo duy nhất dạy tất cả các môn, sau 2 tháng có thêm 2 Thầy, lúc này trường có 3 Thầy: 1. Thầy Đỗ Như Hiện - Hiệu trưởng, dạy các môn KHXH. 2. Thầy Nguyễn Trọng Khoa - Dạy các môn KHTN. 3. Thầy Nguyễn Tạo - Dạy Pháp Văn. Đến năm học 1960-1961 quy mô có 10 lớp gồm (4 lớp 5, 3 lớp 6, 2 lớp 7, và 1 lớp 8 - lớp đầu cấp 3 có tên gọi là lớp “Nhô”).

2. Giai đoạn từ năm 1962 đến năm 1965.

Trường cấp 2,3 Đại Từ được thành lập với quy mô 14 lớp gồm ( 4 lớp 5, 4 lớp 6, 3 lớp 7, 2 lớp 8 và 1 lớp 9). Đội ngũ có 26 Thầy cô chủ yếu là người tỉnh ngoài, chỉ có duy nhất 1 thầy giáo người Đại Từ đó là Thầy Nguyễn Văn Trung dạy môn Lịch sử. Cơ sở vật chất có 7 phòng (3 phòng cấp 4, 4 phòng tranh tre) và 1 phòng thí nghiệm.

Thành tích nổi bật có 2 học sinh được Bác Hồ khen đó là em Nguyễn Thị Đủ xã Lục Ba và em Nguyễn Văn Vân xã Tiên Hội có 100% điểm tổng kết 5/5. Có 1 thầy giáo là một trong số giáo viên đầu tiên của ngành giáo dục Đại Từ được tặng danh hiệu giáo viên giỏi và chiến sỹ thi đua của tỉnh Thái Nguyên đó là Thầy Trịnh Trọng Thuỷ…

3. Giai đoạn từ năm 1965 đến năm1970.

UBND tỉnh Thái Nguyên quyết định thành lập trường cấp 3 Đại Từ, quy mô 7 lớp (3 lớp 8; 3 lớp 9; và 1 lớp 10) Đội ngũ có 15 thầy cô giáo, Hiệu trưởng Thầy Đỗ Như Hiện. Do chiến tranh nên thầy trò phải sơ tán học ở hai nơi: phía Bắc học ở Tiên Hội, Bản Ngoại phía Tây, Nam học ở Bình Thuận, Hùng Sơn. lớp học tranh tre phải làm sâu xuống lòng đất xung quanh có giao thông hào…một thời gian dài phải học ban đêm dùng đèn dầu lấy ánh sáng…

 4. Giai đoạn từ năm 1970 đến năm1975.

Thời gian này cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ diễn ra rất ác liệt, địa điểm nhà trường phải luôn thay đổi chủ yếu ở khu Bãi Sở (Khôi Kỳ) và Xóm Trại (Bình Thuận). Năm 1973 Thầy Đỗ Như Hiện chuyển công tác, Thầy Nguyễn Danh Sơn làm Hiệu trưởng nhà trường. Do yêu cầu của cuộc kháng chiến, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc nhiều học sinh đã xung phong vào chiến trường tham gia chiến đấu giành độc lập tự do cho dân tộc. Nhiều em đã trở thành Anh hùng liệt sỹ hoặc để lại một phần xương máu nơi chiến trường. Lúc này sĩ số học sinh nhà trường đã giảm nhiều, cơ sở vật chất vô cùng khó khăn nhưng không khí nhà trường rất hào hứng với những cuộc chia tay diễn ra cảm động, các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Phong trào “Tiếng hát át tiếng bom”…diễn ra sôi nổi xuất hiện các tập thể đạt danh hiệu: Tổ lao động XHCN…

5. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm1980.

Trường được  đầu tư xây dựng  tại xóm Bàn cờ xã Hùng Sơn gồm 26 phòng học cấp 4 cùng các công trình phụ trợ như phòng làm việc của BGH, Hội trường, nhà tập thể giáo viên, ký túc xá cho học sinh…hoàn thành vào tháng 9 năm 1976. Quy mô lúc cao nhất có 36 lớp.

6. Giai đoạn từ năm 1980 đến năm2000.

Năm 1983 Thầy Nguyễn Danh Sơn chuyển công tác, Thầy Trần Bình làm Hiệu trưởng nhà trường. Giai đoạn nền kinh tế đất nước chuyển mình từ bao cấp sang kinh tế thị trường. Giáo dục gặp vô vàn khó khăn thiếu thốn, xã hội ít quan tâm, học sinh bỏ học nhiều. Quy mô nhà trường giảm mạnh, từ 36 lớp có năm xuống 13 lớp, có lớp chỉ còn 17 đến 20 em. Đội ngũ thầy cô giáo toàn trường có lúc còn 26 cán bộ giáo viên. Tuy vậy Thầy và trò nhà trường vẫn không ngừng thi đua dạy tốt, học tốt có nhiều thầy cô đạt giáo viên dạy giỏi, chiến sỹ thi đua cấp tỉnh. Học sinh đạt học sinh giỏi Quốc gia, học sinh giỏi cấp tỉnh…Ghi nhận những thành tích to lớn đó, nhà trường đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng phần thưởng cao quý: Huân chương lao động hạng ba vào năm 1996.

7. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010.

Năm 2000 Thầy Trần Bình nghỉ hưu, Thầy Lê Quang Trung làm Hiệu trưởng. Đến năm 2008 Thầy Lê Quang Trung chuyển công tác, Thầy Trần Văn Hưng tiếp tục nhiệm vụ Hiệu trưởng nhà trường. Tiếp nối truyền thống các thế hệ đi trước, nhà trường đã phát triển toàn diện cả quy mô và chất lượng. Trường được đặt tại trung tâm Thị trấn Đại Từ, cơ sở vật chất được nhà nước và nhân dân đóng góp xây mới đồng bộ 40 phòng học cao tầng cùng các công trình phụ trợ trang bị các thiết bị dạy học hiện đại. Về quy mô có những năm nhà trường lên đến 80 lớp với gần 4000 học sinh, đội ngũ cán bộ giáo viên có 126 thầy cô trong đó có 7 thạc sỹ, 35 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Nhiều năm nhà trường có học sinh giỏi Quốc gia và trên 100 giải học sinh giỏi cấp tỉnh mỗi năm. Ghi nhận những thành tích đó nhà trường liên tục được ngành GD&ĐT Thái Nguyên tặng thưởng danh hiệu trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc. Năm học 2010 - 2011 Thầy và trò nhà trường tiếp tục phấn đấu để đạt: “Trường THPT đạt chuẩn Quốc gia” một điểm mốc quan trọng đánh dấu một chặng đường lịch sử 60 năm xây dựng và trưởng thành.

                                                                           Sưu tầm và biên soạn

      •  

                                                                       TRẦN ĐĂNG MINH

Văn bản mới

  • Ba công khai
  • Thông báo

Chú rể nửa năm trốn trong rừng vì sợ hãi cô

Đôi bạn cùng xóm, bén hơi nhau đến mức có bầu 6 tháng mới biết. Sau cơi

Bé trai thủng mắt, đứt lìa ngón tay vì đồ

Gần nửa tháng nay, thôn Liên Sơn 1, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận

Bộ trưởng ăn bánh mì tiếp dân mãi được

“Báo chí đã phản ánh việc Tổng Thanh tra Chính phủ và Chủ nhiệm Văn phòng

'Tôi sợ sự giả dối truyền đến đời con

'Hậu quả của lối làm ăn chụp giật, giả dối này ghê gớm lắm. Tôi sợ

Hàng nghìn sinh viên Hồng Kông nghỉ học để

Hàng nghìn sinh viên tại Hồng Kông hôm nay đã bắt đầu tẩy chay các lớp học
Xem thêm...
Website Đơn vị