Chủ nhật, 28/04/2024 15:31:38
Bài học từ sự vô tình - Thầy Võ Hoàng Sơn

BÀI HỌC TỪ SỰ VÔ TÌNH

1/ Lời đầu tiên cho phép tôi gởi đến ban tổ chức, ban giám hiệu cùng quý thầy cô lời chúc sức khỏe và lời chào thân thương nhất!

2/ Tôi tên: Võ Hoàng Sơn hiện là giáo viên đang công tác tại trường THCS Thạnh Mỹ.

3/ Sau đây tôi xin gởi đến BTC, BGK cùng quí đồng nghiệp một câu chuyện đã khắc sâu, đã gắn liền với tuổi nghề của tôi câu chuyện được mang tên: Bài học từ sự vô tình”

4/ Kính thưa: Ban giám khảo, ban tổ chức cùng tất cả quí đồng nghiệp thân mến !

   “ Người duy nhất không mắc sai lầm chính là người không làm gì cả. Đừng sợ sai lầm miễn là bạn đừng mắc cùng một sai lầm hai lần”.

5/ Vâng! Chắc ai trong chúng ta không mắc phải sai lầm nhưng đều quan trọng là chúng ta dám đối đầu với những sai lầm đó để làm hành trang cho mình bước tiếp trong cuộc sống.

6/ Còn đối với tôi, một sự sai lầm hay là sự vô tâm của một người giáo viên đang mang trong mình bầu nhiệt huyết với một niềm vui khi tôi được chính thức trở thành người lái đò, một nhà kỹ sư tâm hồn nối tiếp bao thế hệ.

7/ Hôm ấy cầm quyết định trên tay, tôi háo hức đến trường THCS Thạnh Mỹ  ngôi trường mới xây nằm thu mình ven quốc lộ 80, đến nơi tôi càng hân hoan hơn khi được BGH phân tôi chủ nhiệm lớp. Tôi cứ tưởng một giáo viên dạy thể dục thì không bao giờ được chủ nhệm nên khi được phân công tôi vui sướng vô cùng nhưng cũng bắt đầu nom nóp lo sợ vì không biết học sinh lớp mình sẽ như thế nào, mình có đủ bản lĩnh để dẫn dắt các em hoàn thành mọi nhiệm vụ hay không.

8/ Nhưng rồi bao lo lắng cũng dần trôi qua lớp tôi chủ nhiệm tuy khá đông 40 em nhưng đa số các em đều ngoan và chăm học, 6 tuần học trôi qua, tuần nào các em cũng đứng đầu trong thi đua. Tôi cảm thấy hài lòng với những gì mình làm được.

9/ Nhưng công tác chủ nhiệm không đơn giản như tôi tưởng.

10/ Hôm ấy, trong tiết HĐNGLL với chủ đề “ Uống nước nhớ nguồn” trong kế hoạch tôi sẽ đưa lớp mình đến thăm gia đình có công ở xã mà trường nhận chăm sóc đó là bà: “ Nguyễn Thị Ngôn thuộc ấp Lân Quới 1” nhưng trời lại đỗ mưa không ngừng nên tôi đành cho lớp thực hiện chủ đề: “ Thảo luận về công ơn của ông bà, cha mẹ”

11/ Tôi cho các em hoạt động theo phương thức nhóm đôi, các em tự kể lại việc mà các em được ông bà cha mẹ và người thân quan tâm chăm sóc như thế nào để chia sẽ cho các ban trong lớp nắm về mỗi hoàn cảnh của từng bạn

12/ Các em hào hứng thay nhau kể cho cả lớp nghe về những tình cảm, sự yêu thương của cha mẹ dành cho mình. Qua đó các em đã đề ra những việc làm cụ thể để thể hiện công ơn cha mẹ, dành cho mình.

13/ Đến lượt An một học sinh ít nói thường ngồi trầm ngâm trong lớp. Tôi gọi An đứng lên để nói về chủ đề nhưng An chỉ cúi mặt không nói tiếng gì, tôi gọi 2 lần em mới đứng lên nhưng khi đứng lên em lại quay mặt chỗ khác không nói gì với tôi và cả lớp.

14/ Tôi rằng giọng nghiêm khắc phê bình em. “Em lúc nào cũng thế, không bao giờ thấy em tham gia các hoạt động các phong trào của lớp. Hôm nay, là ngày để lớp mình trao đổi về công ơn của cha mẹ, ông bà dành cho mình mà em cũng không nói. Hay là em không có ông bà, cha mẹ”. Câu nói vô tình của tôi chợt làm không khí cả lớp lặng im vô cùng khó tả.

15/ Còn An một em học sinh cứng đầu ngày nào bổng khóc òa lên rồi lấy tập chạy ra khỏi lớp. Tôi tức giận nói trong sự vô tâm “ An vô đạo đức, ở nhà không quan tâm cha mẹ vào trường lại không nghe lời thầy cô”. Tiết hoạt động trôi qua trong không khí im lặng.

16/ Rồi 2 ngày 3 ngày và 4 ngày An không đến lớp, với tuổi nghề còn quá non mà lúc đầu tôi nghỉ em nghỉ học cho tôi khỏe nhưng 5 ngày trôi qua tôi bắt đầu nao núng, tôi đành tìm đếnn nhà em.

17/ Nhà em nằm sâu ở ấp Đất Mới, mất 45 phút tôi mới tìm được đến nơi. Đứng trước cửa nhà em, tôi nghẹn ở cổ họng “ Đâu phải là nhà một căn chòi bằng lá không lành lặn, bên trong chỉ vỏn vẹn một cái giường cũ kĩ. Tôi vội nhìn quanh tìm An nhưng không có ai ở nhà.

     Cậu tìm ai? Tôi giật mình quay lại gặp một người phụ nữ chừng 40 tuổi “ Dạ em tìm cha mẹ em An”

     Chị cười bảo “ Cha mẹ đâu mà tìm” thằng bé sống một mình với em trai nó, bây giờ chắc đi mò cua bắt óc rồi.

    Tôi đứng lặng người, cổ họng tôi dường như có gì ngèn ngẹn. Chị mời tôi ngồi xuống một góc cây cạnh nhà An, rồi chị kể tôi nghe về hoàn cảnh của An.

18/ Năm An 6 tuổi mẹ em bệnh nặng qua đời. Cha em không có ruộng đất nên đi làm ăn xa nhưng không thấy về thăm hai anh em nó.

       Hai anh em nó lúc trước sống chung với ông bà ngoại nhưng rồi cũng lần lượt qua đời, bây giờ hai anh em nó nhờ sự bảo bọc của bà con lối xóm và được chú Tư gần nhà chăm sóc xem như con ruột. An vừa đi học vừa đi làm mướn để kiếm tiền phụ giúp chú thiếm tư, ai mướn gì, thì làm đó, thằng An nó vào đời sớm nên có lẻ không còn nét trẻ thơ như bao đứa trẻ khác.

19/ Nghe và hiểu được hoàn cảnh của em ấy tôi cố kiềm chế nổi xúc động nhưng khóe mắt tôi dường như cay cay, không nói được nên câu tôi xin phép chị tôi về.

20/ Con đường tôi trở về trường như sao xa quá, tâm hồn tôi nặng trĩu đầy hối hận. Mình vô tâm quá! Không quan tâm, không tìm hiểu kỹ học trò để vội vàng trách mách vô tình đã gây tổ thương cho An, nếu tôi không kịp tìm hiểu chắc chính tôi đã hủy hoại tương lai của em.

21/ Ngày hôm sau, tôi cùng đám học trò tìm đến nhà An lần nữa lúc này An đang cùng em trai đang chuẩn bị buổi cơm chiều. Thấy tôi đến An im lặng cúi đầu xuống không nói tiếng nào. Tôi nhẹ nhàng bước đến An xoa đầu em khẽ nói “ Thầy xin lỗi”. An lúc này khóc òa lên và nói trong nước mắt “ Em cũng muốn như các bạn có cha mẹ bên cạnh để được chăm sóc dạy bảo nhưng…! … tiếng khóc em càng lớn, tôi cố nén cảm xúc nhẹ nhàng kéo em ngồi xuống gường: “ Mỗi người một hoàn cảnh, em tuy không có cha mẹ kề bên để cham sóc yêu thương nhưng bên cạnh đó em còn có bà con xung quanh đặc biệt là vợ chồng chú Tư ngày đêm lo lắng cho em và còn mẹ em tuy không bên cạnh nhưng lúc nào cũng dõi theo em …….Bên cạnh em còn có thầy cô và bạn bè …

22/ Nghe tôi nói An dần dần nín khóc, em hứa sáng mai em sẽ đến lớp sẽ cố gắng vượt qua khó khăn để học tập tốt để không phục lòng mọi người quan tâm.

23/ Tôi thầm hứa với lòng sẽ giúp đỡ cho các em bằng khả năng của mình.  Tôi đã trao đổi với lớp thông qua phong trào vòng tay bè bạn để các em giúp đỡ hỗ trợ An Đồng thời tôi đã kiến nghị với nhà trường, vận động đọng mạnh thường quân hỗ trợ giúp em vượt qua khó khăn đồng thời  tổ chức cho các em khá giỏi kèm bạn guisp em nắm được kiến thức theo kiệp kiến thức. Với tấm lòng kiên trì nhẫn nại giàu nghị lực, cùng với sự động viên khích lệ của tôi em An đã vượt qua những khó khăn trong học tập để em trở thành một học sinh khá của lớp.

24/ Qua câu chuyện tôi cảm thấy là một giáo viên chủ nhiệm lớp, cần phải tìm hiểu sâu sắc từng học sinh, tìm hiểu về sở thích thói quen và hoàn cảnh gia đình của từng em để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục phù hợp, luôn giữ bình tỉnh trước mọi lỗi lầm của học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân của mỗi tình huống xảy ra, để có cách xử lý đúng đắn, hợp tình, hợp lý, tránh trách lầm trách oan học sinh làm cho các em thêm hoang mang từ đó thiếu niềm tin vào người thầy.

25/ Cần biểu dương khen ngợi kịp thời trước những ưu điểm, sở trường của các em, sẵn sàng giúp đỡ các em vượt qua khó khăn trong học tập, lòng nhân ái là sức mạnh bao dung, lòng dị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn, để cảm hóa và giáo dục các em, tạo cho các em có niềm tin trong học tập.

     Đây là câu chuyện mà chính bản thân tôi không thể nào quên được và cũng là hành trang trong cuộc đời giảng dạy của tôi.

26/ Cuối lời tôi xin kính chúc Ban giám khảo, cùng các đồng nghiệp được dồi dào sức khỏe và luôn công tác tốt, chúc hội thi thành công tốt đẹp.

     Tôi xin trân trọng kính chào !

 

 

Tác giả: Võ Hoàng Sơn

Xem thêm