TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN

Tin từ đơn vị khác

Câu chuyện chủ nhiệm cùa cô Hợp

Trong cuộc sống chúng ta, dù bạn là ai hay bạn làm nghề gì hoặc bạn sinh ra, lớn lên, học tập và làm việc ở môi trường nào đi chăng nữa. Để có bạn như ngày hôm nay, cuộc sống của bạn phải trải qua cái gọi là: ‘ Dòng ký ức” hay nói một cách chính xác ta gọi đó là hai từ ‘ Kỉ niệm”. Ai cũng mong muốn cho mình có những kỉ niệm đẹp để có cái để mình nhớ, để mình hồi tưởng. Nhưng cuộc sống phải có sự cân bằng, nếu đẹp và hoàn chỉnh quá thì không gọi là cuộc sống. Vậy xen vào những kỉ niệm đẹp ấy cũng có những kỉ niệm buồn, kỉ niệm không vui. Nhưng dù buồn hay vui, đẹp hay không đẹp thì đó vẫn là kỉ niệm. Và kỉ niệm nhớ nhất đối với tôi là khoảng thời gian tôi công tác và giảng dạy tại Trường THCS THẠNH MỸ. Nơi đã biến và giúp tôi thực hiên ước mơ làm giáo viên ngày bé của mình.. Và đặc biệt hơn trong khoảng thời gian giảng dạy tại Trường, việc nhà Trường giao làm công tác chủ nhiệm được xem là quá trình không thể thiếu để hình thành nên những kỉ niệm của tôi với nhà Trường, với đồng nghiệp và với những học trò thân yêu.

      Khi làm công tác chủ nhiệm mỗi một năm là với những lứa học trò khác nhau, và sau khi một năm học kết thúc học trò dần lớn khôn, dần trưởng thành hơn.Và mỗi năm làm chủ nhiệm, đều đọng lại trong tôi nhiều kỉ niệm, buồn vui xen lẫn nhau. Những khó khăn, thử thách mà bản thân gặp phải cũng góp phần làm cho cuộc sống của tôi thêm phần đa dạng, và có màu sắc hơn. Dù có khó khăn, hay thử thách nhưng với sự giúp đỡ của nhà Trường, cộng với sự cố gắng của bản thân, sự hỗ trợ của đồng nghiệp. Thêm vào đó, là sự đoàn kết, tình thương mến thương của cô trò nên công tác chủ nhiệm của tôi tương đối hoàn thành tốt. Cứ thế công tác chủ nhiệm diễn ra nhiều năm.

Và gần đây nhất là năm học 2014-2015 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 6A2 phần lớn học sinh của lớp điều ngoan, nhưng trong vô vàng ánh mắt ngây thơ, trong sáng đó lại có một ánh mắt mang tâm trạng buồn….đó là em Trần Minh Hiếu, em không nói chuyện với ai, chỉ ngồi thui thủi một mình, bạn bè ai cũng náo nức, vui vẽ để đón mừng năm học mới riêng em ánh mắt nhìn xa xăm, hình như mang một tâm sự gì đó. Tôi đặt biệt quan tâm em hơn tạo điều kiện cho em được tham gia các hoạt động hi vọng em hòa đồng với tập thể lớp. Một tuần, hai tuần , rồi tới tuần học thứ 8 rồi mà thái độ em vẫn vậy, không có chút khả quan. Nhưng: một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Đã là thành viên của một tập thể thì được xem như một gia đình. Và bản thân, là giáo viên chủ nhiệm lớp lúc này càng phải có trách nhiệm để đưa em ấy hòa nhập với tập thể lớp.

Nhưng chuyện không dừng ở đó, Rồi một ngày khi vừa tới trường, Lớp trưởng hốt hoảng chạy lên gặp tôi nói “ Cô ơi ! bạn Hiếu đánh bạn Nghĩa chảy máu mũi rồi!”. Tôi nghe thật sự quá bất ngờ, lúc này trog đầu tôi cứ xen lẫn những suy nghĩ và lo cho cả hai bạn. Tôi liền lên lớp xem sự việc thế nào và mời em Hiếu lên làm việc riêng , đầu năm học quan tâm, thương em bấy nhiêu giờ lại giận bấy nhiêu. Cảm giác vừa giận lại vừa thương nhưng không làm gì được, và nghĩ phải có nguyên nhân hay lý do gì đó. Tôi liền hỏi: Tại sao em đánh bạn Nghĩa? Hiếu gụt mặt không trả lời mặc cho ai có hỏi gì đi nữa! Và lúc ấy,trong lòng thật sự rất  tức giận, nhưng bản thân phải bình tĩnh không được nổi nóng, tôi nói với em : Bộ cô không xứng đáng nói chuyện với em sao mà không trả lời cô? Lúc này Hiếu ngước mặt lên và nói: Em ghét nó nên em đánh đó, cô đuổi học em đi!

Nói xong Hiếu bỏ về! Thật sự, bây giờ trong lòng tôi rất giận và bựcbởi thái độ của em ấy. Nhưng rồi tôi dặn lòng lại nhìn theo dáng đi nhỏ bé của em ấy bỏ về. Ngay lúc này đây, là một Chủ nhiệm lớp tôi càng muốn tìm hiểu và quan tâm hơn em Hiếu. Vì nếu chúng ta kiên trì, bền bĩ tận tình, có thể đằng sau sự nghịch ngợm, ánh mắt buồn, và cách ly với bạn bè. Có thể có lý do nào khác chăng? Đó là câu hỏi mà trong lòng tôi mong đó là thật.

          Rồi một ngày, hai ngày không thấy em đi học trong lòng tôi như lữa đốt nên tôi quyết định đến nhà, ngôi nhà của em nằm tận ấp Đất Mới của xã Thạnh Mỹ, cách trường rất xa, trên đường đi đến nhà em con đường rất khó đi, công quẹo,…lúc này càng thấy thương học trò của mình hơn, vượt qua sự khó khăn để có thể đến trường. Và mọi sự tức giận về Hiếu trong lòng dường như tan biến. Mà xen vào cảm giác ấy là sự bồi hồi, hoang mang cộng với sự lo lắng. Khó khăn lắm mới tìm được đến nhà em, một ngôi nhà lá siêu vẹo nằm giữa cánh đồng , khi tôi vừa tới thì thấy hình ảnh của cậu học trò của mình đang cậm cụi thổi cơm.

           Gặp tôi Hiếu chào: Em chào cô ! Mời cô vào nhà. Hình ảnh và thái độ của Hiếu lúc này khác hẳng với những gì tôi thấy em ấy ở Trường, Một đứa con ngoan ngoãn, siêng năng biết làm phụ gia đình nấu cơm. Nhìn đi nhìn lại trong nhà chỉ thấy một bộ vạt để ngủ, nền  nhà đất , bên cạnh là một bếp lò củi khói lên hun hút. Thật sự khó tả cảm xúc của tôi lúc này. Tôi xúc động sắp rơi nước mắt, nhưng dặn lòng mình phải bình tĩnh. Và rồi tôi hỏi: Mấy ngày nay sao em không đi học? Ngay lúc ấy ,mắt em rưng rưng nhìn tôi triều mến nhưng không nói thành lời, hình như đang ẩn giấu một nổi buồn to lớn lắm. Tôi đặt tay lên gương mặt nhỏ bé của em lau những giọt nước mắt rơi trên má, tự nhiên em ôm chầm lấy tôi bật khóc và nói:

    - Em xin lỗi cô em không muốn đánh bạn Nghĩa đâu, tại bạn chửi em là đồ không mẹ, mẹ bỏ đi theo người ta, em tức quá mới đánh bạn”. Nghe tới đây, tôi đã một phần nào hiểu được hoàn cảnh, cũng như thái độ và hành động của em ở Trường. Khi cô trò đang trò chuyện thì ba của Hiếu về, vừa thấy ba vẻ mặt em tái nhợt lại hình như rất sợ. Vừa bước vào nhà khi giới thiệu là giáo viên chủ nhiệm của em Hiếu, ông chưa kip hỏi gì liền nhào lại đánh Hiếu một cái bóp và nói:

       - Mày làm gì ở trường mà để cho cô giáo đến nhà ? Phải can ngăn và giải thích mãi ông mới bình tĩnh lại. Qua hỏi thăm mới biết cha em là người nghiện rượu thường xuyên đánh đập mẹ em, có lần đánh khiến bà phải nhập viện, vì chịu không nổi sự dã mang của người chồng nên bà đã ra đi để lại 3 đứa con còn nhỏ dại, lúc đó Hiếu mới học lớp 4, vừa đi học vừa phải giữ em và lo cơm nước trong nhà, nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương và đùm bọc của bà con nên 3 anh em mới được no ấm qua ngày, được cấp sách đến trường. Lúc này đây hiện lên những cảm xúc yêu thương mà ngay cả bản thân không sao giải thích được thật thiêng liêng, trìu mến. Không còn nghĩ đến những hành động lì lọm của em ở trường, càng nhìn ánh mắt ấy tôi càng yêu học trò của tôi, càng yêu công tác chủ nhiệm lớp. Đến đây thì đã hiểu hoàn toàn tại sao em lại sống cách ly với bạn bè, chính hoàn cảnh này nên đã làm cho em phải sống lầm lũi một mình. Trẻ em như búp trên cành! Cần sự bao bọc che trở của người lớn để các em có thể học hành, để phát triển. Nhưng vì hoàn cảnh chớ triêu búp trên cành phải sớm chống chọi với cuộc đời. Đến đây càng thương em biết bao chính vì hoàn cảnh gia đình nên mới làm tuổi thơ của em không có được niềm vui như bao đứa trẻ khác.

         Là cương vị của người giáo viên, chúng ta hãy mở rộng “ vòng tay tình bạn” nối liền đến trái tim học trò. Hãy coi học trò là những người bạn để sẻ chia, để đồng cảm để từ đó mới phát họa được chân dung đời sống tâm hồn của học sinh. Dạy học phải truyền cả niềm tin chứ không phải là một khối lượng kiến thức đơn thuần. Chúng ta hãy thực sự là một đạo diễn vừa là diễn viên trên sân khấu nhưng đồng thời cũng thể hiện là người anh, người chị, người bạn chân thành của các em, hãy vừa là nhà giáo nhưng cũng cần trở thành một nhà tư vấn tâm lí.

       Sau đó em Hiếu đã trở lại học, lúc này tâm trạng em vui hơn, hòa đồng với bạn bè, em năng động hơn trong các phong trào của lớp của trường. Đến cuối năm học em không làm cho thầy cô, bạn bè thất vọng từ một học sinh yếu em được học sinh khá.

Đó là một kỉ niệm đáng nhớ trong quá trình Chủ Nhiệm của tôi. Trường hợp của Hiếu làm cho bản thân thêm yêu nghề giáo viên hơn, về công tác chủ nhiệm lớp. Khi mình không từ bỏ một ai đó, thì người đó sẽ không quay lưng với mình. Qua đây, tôi càng rút cho mình bài học, cũng như kinh nghiệm đáng quý cho việc giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm. Phải biết quan tâm, tìm hiểu và không bỏ cuộc trước những trường hợp học sinh. Tìm ra phương hướng giải quyết và đưa những trường hợp đó về với tập thể, về với đúng lứa tuổi của các em. Để các em có thể hòa đồng học tập và có một tương lai tươi sáng hơn.

Tôi xin cám ơn quý thầy cô đã lắng nghe câu chuyện của tôi.

Tôi xin chân thành cám ơn.

                                                                 Thạnh Mỹ, ngày 26 tháng 2 năm 2016

                                                                                     Người thực hiện

 

 

                                                                                     Lý Thị Bích Hợp

Tác giả: Võ Hoàng Sơn

Xem thêm

cô nàng quái chiêu
Niềm vui ngày khai trường
Ngày hội đến trường
Ngày hội khai trường