Chủ nhật, 13/10/2024 17:10:43

Điểm báo

Kế hoạch phát triển GD 2016 - 2021 của trường tiểu học Hoàng Đan

PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG

TRƯỜNG TH HOÀNG ĐAN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:05/KH - THHĐ

Hoàng Đan, ngày 21 tháng 09 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG ĐAN

GIAI ĐOẠN 2016-2021

 


            Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;

            Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020;

            Căn cứ Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường tiểu học;

Thực hiện Kế hoạch 4664/KH-UBND ngày 27/8/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về thực hiện Chương trình hành động số 66/CTr/TU ngày 27/1/2014 của BCH Đảng bộ tỉnh và Chương trình hành động số 20/CTr/HU ngày 23/01/2014 của Huyện ủy Tam Dương thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tam Dương lần thứ XXIX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã (thị trấn) lần thứ ……., nhiệm kỳ 2015-2020,

            Trường Tiểu học Hoàng Đan xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2016-2020 như sau:

PHẦN I

BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG

I.Khái quát tình hình kinh tế -xã hội của xã  Hoàng Đan

Hoàng Đan là xã trung du nằm ở phía Tây Nam của huyện Tam Dương, có diện tích tự nhiên khoảng trên 5km2, cách trung tâm thị trấn huyện lỵ khoảng 5 km; xã có 13 thôn với 2.165 hộ và hơn 7.781 nhân khẩu; trong đó sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 60%, còn lại các ngành nghề khác. Có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương đối thuận lợi, đất đai thổ nhưỡng tốt phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá đồng đều, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất của nhân dân; có hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện: tuyến tỉnh lộ 309, 305 chạy qua, các trục liên thôn liên xã cơ bản được nhựa hóa và bê tông hóa; Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 92,7%; lao động qua đào tạo đạt 57%; số hộ nghèo, cận nghèo cuối năm 2015 còn 4,5% (theo tiêu chí mới). Thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng/ người năm 2015; đến hết năm 2015, xã đã hoàn thành 13/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, xã được cấp trên giao về đích nông thôn mới năm 2016. Nhân dân có truyền thống yêu nước, cách mạng và hiếu học, xã được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ kháng chiến chống Pháp năm 2007. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân luôn quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp giáo dục của xã nhà.

1. Sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác giáo dục

D­ưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự kết hợp của các đoàn thể và sự chỉ đạo giúp đỡ của cấp trên, sự đồng thuận của nhân dân trong những năm qua, địa phư­ơng đã khắc phục mọi khó khăn; năng động, sáng tạo giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, từng b­ước xây dựng quê h­ương phát triển. Đảng uỷ, chính quyền địa phương luôn quan tâm và nhiệt tình ủng hộ các chủ trương đề ra.

 Tuy nhiên là một xã thuần nông điều kiện kinh tế còn khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao, nguồn ngân sách cấp trên giao được đầu tư trên nhiều lĩnh vực nên sự quan tâm cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của nhà trường còn hạn chế và chưa đồng bộ.

2. Sự quan tâm của cha mẹ học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục

Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm và ủng hộ của cha mẹ học sinh về các chủ trương giáo dục của nhà trường; Nhà trường luôn làm tốt công tác tuyên truyền và kết hợp chặt trẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh đã vận động phụ huynh hỗ trợ ngân sách sửa chữa nâng cấp phòng học xuống cấp, may rèm cửa , xây cổng trường, kì đài , bổ sung thiết bị điện, quạt, nâng cấp nhà vệ sinh cho học sinh trị giá gần 500 triệu đồng .

 II. Thực trạng của nhà trường

1.      Quy mô trường lớp

Trường tiểu học Hoàng Đan nằm ở phía Tây của huyện Tam Dương. Trường được chia tách ra từ trường THCS Hoàng Đan năm 1992. Sau 24 năm xây dựng và phát triển nhà trường gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:

a. Thuận lợi

Nhà trường có bề dày thành trong các phong trào thi đua hai tốt, đã được chính phủ tặng bằng khen và đã được nhà nước phong tặng Huân chương lao động hạng Ba;

Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT Tam Dương;

Đảng ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo sát sao và ủng hộ các chủ trương giáo dục của nhà trường;

Nhân dân quan tâm đến việc học tập của con em mình;

Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, có trách nhiệm trong công việc;

Ban giám hiệu và tập thể cán bộ, giáo viên đều nhiệt tình với công việc, 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn;

Học sinh đều là con em nông thôn thuần túy chăm ngoan, thật thà, chất lượng học tập tương đối ổn định;

Trường đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, cảnh quan môi trường sư phạm luôn đứng trong tốp đầu của ngành, đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay.       

  b. Khó khăn:

Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, thiếu phòng học, phòng chức năng theo tiêu chí của trường chuẩn Quốc gia mức độ II và PCGDTH DĐT các mức độ;

Nhận thức của nhân dân về giáo dục chưa đầy đủ , chưa chủ động trong việc phối hợp giáo dục con em với giáo viên chủ nhiệm lớp, với nhà trường; vẫn còn quan niệm việc dạy học, giáo dục học sinh tất cả là của nhà trường, của giáo viên giảng dạy; Tỉ lệ bán trú còn ít không ổn định. Đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường còn thiếu, cụ thể giáo viên văn hóa tính đến năm 2021 thiếu 08 giáo viên văn hóa, 01 giáo viên Âm nhạc, 01 giáo viên Thể dục, giáo viên hợp đồng kinh nghiệm giảng dạy hạn chế dẫn đến chất lượng giáo dục của nhà trường chưa cao. Ngoài ra nhà trường còn thiếu nhân viên chuyên trách thư viện , thiết bị, nhân viên y tế học đường, tổng phụ trách đội chuyên trách . Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều; Nhà trường còn thiếu 11 phòng học, thiếu các phòng chức năng; Phòng máy của nhà trường tuy đã có nhưng nhưng số lượng máy chỉ có 03 chiếc còn sử dụng được phục vụ cho hoạt động dạy học nhưng hiện nay đã quá cũ , tốc độ quá chậm không đáp ứng được việc học tập của học sinh.

Năm học 2016-2017, toàn trường có 19 lớp, 100% học sinh đều được học 2 buổi/ngày.

 

Bảng 1 - Thống kê tình số  lớp, số học sinh năm 2016-2017

Stt

Khối

Số lớp

Tổng số

HS

Nữ

Khuyết tật

BQ HS/lớp

Ghi chú

1

1

4

130

66

0

32,5

Đảm bảo tỉ lệ học sinh /lớp theo quy định

Điều lệ trường Tiểu học kèm theo TT 41/2010 – BGD&ĐT.

2

2

5

149

68

3

29,8

Đảm bảo tỉ lệ học sinh /lớp theo quy định

Điều lệ trường Tiểu học kèm theo TT 41/2010 – BGD&ĐT.

3

3

3

109

49

3

36,3

Vượt so với tỉ lệ học sinh/lớp theo quy định là 1,3

4

4

4

131

69

3

32,8

Đảm bảo tỉ lệ học sinh /lớp theo quy định

Điều lệ trường Tiểu học kèm theo TT 41/2010 – BGD&ĐT

5

5

3

107

44

0

35,6

Vượt so với tỉ lệ học sinh/lớp theo quy định là 0,6

TC

05

19

626

296

Tác giả:

Xem thêm

Trường THCS Trung Thạnh
Địa chỉ: Ấp Thạnh Lộc, Xã Trung Thạnh, Huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Email: thcstrungthanh@cantho.edu.vn
Điện Thoại: 07103.656 373

Design by Vietec.,corp

Thống kê truy cập

Đang online:
Hôm qua: 19
Tổng truy cập: 241108