10/2015
09
Đang online:
Hôm nay:
Tổng lượng truy cập:
Ngày đăng : 11-10-2017
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi :
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của các cấp lãnh đạo, của Ban giám hiệu nhà Trường về chuyên môn và quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Đa số giáo viên trong tổ là người địa phương và các phường lân cận, có quá trình giảng dạy nhiều năm, năng nổ nhiệt tình trong công tác, có tinh thần trách nhiệm cao, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Cơ sở vật chất nhà trường tương đối đầy đủ, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo khá đầy đủ thuận tiện cho việc dạy và học.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, năng nổ, nhiệt tình, được đào tạo chính quy, giáo viên (GV) có trình độ chuyên môn khá vững vàng, GV được phân công giảng dạy các lớp phù hợp, đúng chuyên môn, không vượt so với số tiết qui định.
- Luôn có tinh thần học tập và tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề. Có tinh thần đoàn kết nội bộ cao, luôn luôn có ý thức giúp đỡ, học hỏi nhau để không ngừng tiến bộ.
- Nhân sự đủ đảm bảo giảng dạy.
- Đa số học sinh được sự quan tâm từ gia đình, nhà trường, thầy cô và các cấp lãnh đạo. Các em có đủ sách giáo khoa để học tập. Học sinh ở nông thôn tương đối ngoan hiền, biết đoàn kết và vâng lời thầy cô giáo. Đa số học sinh là người ở địa phương nên việc đi lại dễ dàng.
2. Khó khăn:
- Thiết bị dạy học môn Địa lý chưa nhiều. Bản đồ số liệu cũ chưa cập nhật thông tin, số liệu mới.
- Tổ thiếu giáo viên dạy môn Địa lý (Giáo viên dạy môn Địa Lý nhưng trình độ chuyên môn là Văn).
- Một số học sinh chưa yêu thích học, chưa ý thức được tầm quan trọng của bộ môn Địa lý.
- Phần lớn học sinh ở nông thôn nên phụ huynh ít quan tâm, theo dõi, kiểm tra thường xuyên việc học của các em, học sinh phụ giúp gia đình nên thời gian học tập ở nhà còn hạn chế.
- Học sinh chưa tích cực học tập theo phương pháp mới.
- Phần lớn các em học sinh ít chịu đọc sách, một bộ phận học sinh thiếu sự kiên trì, ngại khó, thiếu chí cầu tiến.
- Một số dịch vụ Internet gần cổng trường phát triển mạnh, các em dễ bị lôi kéo vào các trò chơi “ảo” trên mạng Internet làm ảnh hưởng đến việc học tập, rèn luyện của học sinh. Một bộ phận học sinh chưa có động cơ học tập tích cực dẫn đến học tập sa sút.
data/12463131635871326125/tintuc/files/10.2017/K%E1%BA%BE%20HO%E1%BA%A0CH%20T%E1%BB%94%20S%E1%BB%AC%20-%20%C4%90%E1%BB%8AA%20L%C3%9D%20-%20GDCD.doc