Cập nhật thông tin nghỉ học chiều ngày 14/11/2020 do bão số 13:
1. Thông báo cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS tại các trường học trực thuộc và các cơ sở GDMN trên địa bàn huyện nghỉ học chiều thứ Bảy ngày 14/11/2020.
2. Về thời gian học sinh đi học trở lại sau ngày 14/11/2020: Tùy theo tình hình mưa bão, lũ lụt ở địa phương và công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 13 của nhà trường, Hiệu trưởng quyết định thời gian học sinh đi học lại; đồng thời có kế hoạch dạy bù kịp thời để đảm bảo thực hiện chương trình năm học 2020-2021.
Cập nhật thông tin nghỉ học ngày 29/10/2020:
Do diễn biến cực kỳ phức tạp và nguy hiểm của cơn bão số 9 (bão Molave); để đảm bảo an toàn cho học sinh, Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị Hiệu trưởng các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện một số nội dung sau:
1. Thông báo cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS tại các trường học trực thuộc và các cơ sở GDMN trên địa bàn huyện tiếp tục nghỉ học ngày 29/10/2020 để đảm bảo an toàn trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 9 năm 2020 (bão Molave).
2. Về thời gian học sinh đi học trở lại sau ngày 29/10/2020: Tùy theo tình hình mưa bão thực tế ở các xã, thị trấn và công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 9 của nhà trường, Hiệu trưởng các trường học trực thuộc quyết định thời gian học sinh đi học lại; đồng thời có kế hoạch dạy bù kịp thời để đảm bảo thực hiện chương trình năm học 2020-2021.
Để chủ động ứng phó với bão Molave và tình hình mưa lũ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thăng Bình đề nghị Hiệu trưởng các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện một số nội dung sau:
1. Thông báo cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS tại các trường học trực thuộc và các cơ sở GDMN trên địa bàn huyện nghỉ học 02 ngày, ngày 27, 28/10/2020 để phòng tránh bão số 9 (cơn bão Molave). Triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung về công tác phòng chống thiên tai theo tinh thần chỉ đạo của Phòng GDĐT tại các Công văn: 163/PGDĐT ngày 08/10/2020, 168/PGDĐT ngày 12/10/2020, 173/PGDĐT ngày 16/10/2020.
2. Thực hiện tốt công tác chằng chống trường lớp, nhà làm việc, nhà kho và các công trình xây dựng khác để phòng tránh gió bão làm tốc mái, ngã đổ; cắt tỉa cành, chằng chống cây trong khuôn viên đơn vị; Chủ động lập phương án bảo vệ cơ sở vật chất, tổ chức di chuyển hồ sơ, tài liệu, sách vở, trang thiết bị dạy học và các phương tiện kỹ thuật khác của đơn vị đến nơi an toàn, tránh ẩm ướt, mất mát và hư hỏng;
3. Tổ chức kiểm tra, rà soát các công trình trong khu vực nhà trường có nguy cơ mất an toàn,... để thực hiện các biện pháp cảnh báo (cắm biển báo, khoanh dây xác định khu vực nguy hiểm,...) để học sinh biết, chủ động phòng tránh, hạn chế đi lại; Chú ý đảm bảo an toàn hệ thống điện trong trường học; tắt hết các thiết bị điện khi phòng không có người làm việc để đề phòng chập mạch điện nhằm đảm bảo an toàn điện trong mưa bão.
4. Đảm bảo thông tin liên lạc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa bão để kịp thời có phương án phòng chống hiệu quả. Đặc biệt, ở những vùng trũng thấp, những nơi có thể chịu ảnh hưởng của lũ, Hiệu trưởng các đơn vị chỉ đạo, quán triệt cho học sinh, phụ huynh, cán bộ, giáo viên, nhân viên đề phòng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất,... nhằm đảm bảo an toàn trong việc đi lại để tránh thiệt hại về người và tài sản có thể xảy ra (tuyên truyền, vận động học sinh ở những vùng ngập nước cần trang bị áo phao hoặc các công cụ phòng hộ khác);
5. Sau khi bão tan, các đơn vị huy động lực lượng khẩn trương tổ chức dọn dẹp vệ sinh trường, lớp sạch sẽ và khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của mưa lũ ngay khi nước rút để chuẩn bị cho học sinh đi học lại (xử lý tiêu độc khử trùng, đảm bảo vệ sinh môi trường, nước sinh hoạt hợp vệ sinh, phòng chống dịch bệnh đảm bảo theo hướng dẫn của cơ quan y tế các cấp; đặc biệt lưu ý kiểm tra, xử lý tốt nguồn nước sinh hoạt ở những đơn vị dạy học bán trú); Rà soát, kiểm tra lại toàn bộ cơ sở vật chất, chú ý khu vực xung yếu như móng nhà, mái nhà, tường bao,...; tiến hành sửa chữa, khắc phục, gia cố cơ sở vật chất, phòng học đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;
6. Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thiệt hại của đơn vị và các diễn biến bất thường (nếu có) do mưa bão, kịp thời báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp (qua tin nhắn điện thoại, Zalo hoặc Kênh điều hành đến chuyên viên phụ trách Kế hoạch-Tổng hợp; trước 10h00 và 16h00 hằng ngày).
* Hiệu trưởng các trường MN-MG công lập được phân công quản lý chuyên môn đối với các cơ sở giáo dục Mầm non do UBND xã, thị trấn cấp phép đóng trên địa bàn chịu trách nhiệm thông báo đến các cơ sở giáo dục này biết và triển khai thực hiện.
Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị Hiệu trưởng các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện./.
Chi tiết các văn bản chỉ đạo:
* Số điện thoại đường dây nóng của Lãnh đạo huyện Thăng Bình để nhân dân liên hệ chủ động ứng phó bão và tình hình mưa lũ:
* Số điện thoại của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thăng Bình:
* Ngày 27/10/2020:
* Ngày 26/10/2020:
- Công văn số 173/PGDĐT ngày 16/10/2020 V/v tăng cường ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão;
- Công văn số 168/PGDĐT ngày 12/10/2020 v/v khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của mưa lũ để chuẩn bị cho học sinh đi học lai;
- Công văn số 163/PGDĐT ngày 08/10/2020 V/v đảm bảo an toàn cho học sinh trước diễn biến phức tạp của mưa lũ;
* Ngày 25/10/2020:
-
Công khai theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT năm học
Công khai theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT năm học 2020-2021Công khai theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28
Công khai theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 , năm họcCông khai theo TT 36/2017/TT-BGDĐT 2018-2019
Công khai theo TT 36/2017/TT-BGDĐT 2018-2019Công khai theo TT 36/2017/TT-BGDĐT 2019-2020
Công khai theo TT 36/2017/TT-BGDĐT 2019-2020