Ngày: 11/07/2014
Bà con nô nức tham gia lễ hội văn hóa Giàn Gừa |
Tháng tư, trời nắngchói chang, nhưng vừa đặt chân đến khu di tích Giàn Gừađã cảm thấy khoan khoái, nhẹ nhàng, không khí mát mẻ dễ chịu vì trên không toànnhững cành gừa, lá xanh mướt chen nhau, khép kín tạo thành một tán dù thiên nhiên khổng lồ.
Gừathườngmọc hoang dọc theo các kênh rạch, sông ngòi.Cành nhánh, thân phụ với bộ rễ buông thõng, ngoằn ngoèo, quyện chặt vào nhau tạo thành một tổng thể hài hòa có sức sống kỳ diệu. Không biết cây nào là cây mẹ, cây nào là cây con vì tất cảnhánh, rễ, thân đều như anh em một mẹ sinh ra.
Nét độc đáo của giàn gừa Nhơn Nghĩalà những giàn câyto lớn, không hề bị chặt phá được giữ gìn và phát triển qua nhiều thế hệ. Tàn gừa cao hơn đầu người, nhánh này đan quyện với nhánh khác phủ trùm trên cao,nhữngnhánh sà xuống đấtthì đâm rễ thành cây, chằng chịt trong khu đất rộng gần 4.000m2.
Từ một huyền thoại
Mãi đến hôm nay chưa ai biết rõ nguồn gốc của Giàn Gừa. Nhiều lão làng trên 70 tuổi khẳng định lúc họ còn nhỏ, giàn gừađã che phủ cả một vùng rộng lớn.
Xuất phát từ tín ngưỡng dân gian,từ thời xa xưa bà con nơi đây đã dựng lên miếu thờ bà Thượng Động Cố Hỷ, vị nữ thần được nhiều người tôn kính như một ân nhân của dân làng. Miếu thờ lúc đầu còn đơn sơ nhưng trải qua nhiều lần tôn tạo, Giàn Gừa và cổ miếu thờ Bà giờ đã trở thành di tích văn hóa, một khu du lịch sinh thái với cảnh quan thiên nhiên độc đáo, có một không hai ở đồng bằng sông Cửu Long. |
Chuyện kể vào thời khai hoang mở cõi, có một gia đình họ Nguyễn đến vùng đất Nhơn Nghĩa lập nghiệp. Trong quá trình khai khẩn, không may giàn gừa bốc cháy khiến cảnh vật trở nên hoang tàn. Không bao lâu sau, trong làng có nhiều người mắc bệnh lạ không chữa khỏi. Số người mắc bệnh ngày càng nhiều khiến bà con lo lắng, chạy chữa thuốc thang cũng không khỏi.
Sau đó, có một vị đạo sĩ từ xa đến bốc thuốc cứu độ dân làng. Vị đạo sĩ ấy cho biết giàn gừa này là một vùng đất thiêng, nơi ngự của bà Thượng Động Cố Hỷ(*). Nay giàn gừa bị cháy rụi nên Thượng Động Cố Hỷ không còn chỗ đi về khiến bà nổi giận. Muốn dân tình an cư lạc nghiệp, bà con phải trồng lại hàng gừa và hằng năm làm lễ giỗ cúng Bà.
Tại khu di tích cũng có dòng chữ ghi “Vào năm Đinh Tỵ 1957, gia đình ông Cả Nguyễn là người đầu tiên có công khai phá vùng đất xã Nhơn Nghĩa. Trải qua 6 thế hệ, con cháu họ Nguyễn vẫn sinh sống trên mảnh đất này và thay nhau giữ gìn, tôn tạo nơi thờ phụng. Hằng năm cứ đến ngày tưởng niệm, bà con dòng họ Nguyễn và xóm giềng gần xa long trọng dâng hương, làm lễ cúng Bà".
Năm 2011, Huyện ủy và UBND huyện Phong Điền đã chọn nơi đây làm khu di tích lịch sử văn hóa và đặt tên là “Khu di tích lịch sử văn hóa Giàn Gừa". Trong lễ hội truyền thống năm nay bà con xã Nhơn Nghĩa còn đón nhận bằng xếp hạng di tích cấp thành phố “Di tích lịch sử Giàn Gừa”.
Giàn Gừa chằng chịt phủ trùm khuôn viên khu di tích |
Nét đẹp lễ hội
Xưa nay người dân địa phương đã coi việc cúng bà Cố Hỷ vànhững người khuất mặt, những người có công khai khẩn đất đai bờ cõi, những anh hùng liệt sĩ là một hành động hướng về nguồn cội và tri ân quá khứ.
Trong khuôn viên khu di tích còn có đền thờ Bác Hồ và 12 cô gái đã hi sinh tại ngã ba Đồng Lộc vừa được chính quyền và nhân dân địa phương an vị để du khách vào đâytri ân, tưởng niệm. Chính những nơi thờ tự trang nghiêmnày đã giúp đời thường trở nên đời thiêng, ai đến đây cũng cảm thấy lắng lòng. Lễ hội Giàn Gừa vì thế cũngtrở thành ngày hội dân gian mang tính cộng đồng khá cao.
Đếnlễ hội Giàn Gừa, bạn sẽ có dịptìm hiểu nghi thức cúng bái, lễ vật dâng cúng Bà và thần linh, đặc biệt mànmúa bóng rỗi truyền thống và nghe đờn ca tài tử, thưởng thức cây lành trái ngọt.
Hơn hết, khách đến đây như lạc bước vào cánh rừng yên ả, mát rượi, vừa thư giãn vừa hít thở không khí trong lành. Nếu thích, bạn bè có thể lót giấy ngồi dưới bóng cây để lai rai, làm thơ hoặc trải nghiệm về cuộc sống. Trẻ con cũng có thể leo lên cây, tha hồ hóng gió mà không sợ nguy hiểm vì tàn nhánh hầu hết đều là đà gần mặt đất.
Cảnh múa bóng rỗi truyền thống trong ngày cúng Bà |