-
GM 970/GM-SGDĐT dự Khai mạc Kỳ thi chọn học sinh giỏi trung học cơ sở cấp thành phố năm học 2018-2019 - Tải về
Ngày: 17 / 04 / 2019
Thư mời từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Cần Thơ
-
CV 978/SGDĐT-VP mời dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đảm bảo an toàn trường học và phòng chống bạo lực học đường - Tải về
Ngày: 16 / 04 / 2019
Thư mời từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Cần Thơ
-
GM 782/GM-SGDĐT họp chuẩn bị công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ - Tải về
Ngày: 01 / 04 / 2019
Thư mời từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Cần Thơ
-
GM 3105/GM-SGDĐT Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai "Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng" - Tải về
Ngày: 27 / 11 / 2018
Thư mời từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Cần Thơ
-
CV 2919 /SGDĐT-VP mời dự họp mặt và nhận thưởng nhân kỷ niệm 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (20/11/1982 - 20/11/2018) - Tải về
Ngày: 12 / 11 / 2018
Thư mời từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Cần Thơ
-
CV 2862 /SGDĐT-VP mời dự Họp mặt kỷ niệm 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (20/11/1982 - 20/11/2018) - Tải về
Ngày: 06 / 11 / 2018
Thư mời từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Cần Thơ
Ba công khai
'Tôi sợ sự giả dối truyền đến đời con cháu' |
Hàng nghìn sinh viên Hồng Kông nghỉ học để phản đối Trung... |
Giả danh Ban tổ chức Hoa hậu để lừa đảo |
Trang riêng
Lượt truy cập
Hôm qua:
Tổng truy cập:
Tin tức Tin tức/(Mầm non Giai Xuân)/Tiểu học/
Trò chơi dân gian trong trường học
Ngày nay công nghệ thông tin phát triển, trò chơi điện tử đã xâm nhập vào từng gia đình khiến cho tuổi trẻ học đường có thể ngồi hàng giờ trên máy vi tính. Phần lớn là những trò chơi mang tính bạo lực cảm giác mạnh như đấm đá võ thuật, bắn, chém giết... khiến cho tâm hồn trẻ thơ trong trắng trở nên hung hãn và tàn bạo. Chính vì vậy mà nạn bạo lực học đường hình thành làm cho không ít gia đình và nhà trường băn khoăn lo lắng.
Trước đây công nghệ thông tin chưa phát triển trò chơi điện tử chưa thâm nhập rộng rãi vào đất nước chúng ta, thế hệ học trò như chúng tôi ngày ấy mỗi khi đến trường hay giờ ra chơi thường tụ tập nhau lại chơi những trò chơi dân gian như: Kéo co, bịt mắt bắt dê, nhảy dây, đá cầu, rồng rắn lên mây, ú tìm, chơi chuyền, đánh chắt, chơi ô ăn quan... sao mà hồn nhiên vui đến thế. Những trò chơi dân gian không những mang tính lành mạnh mà nó còn rèn luyện thân thể, kỹ năng tính toán và có tính cộng đồng cao. Các em đều có thể tham gia và tham gia một cách nhiệt tình nữa là đằng khác. Bởi chính bản thân của những trò chơi dân gian đã mang tính thân thiện vả lại không phải mất tiền nên trong các trò chơi không mang tính đẳng cấp giàu nghèo giữa các em. Thông qua những trò chơi dân gian mà các em rất dễ dàng làm thân và kết bạn với nhau.
Ngày nay mỗi lần tới giờ ra chơi nhìn các em chơi trên sân toàn là chạy nhảy, rượt đổi, đấm đá, gươm que, gươm nhựa cứ vung lên loạn xạ. Tôi thiết nghĩ có lẽ đã đến lúc nhà trường cần phải có chủ trương hướng dẫn các em chơi những trò chơi dân gian như trước đây các bậc cha anh đã từng chơi. Thông qua trò chơi dân gian của các em, chúng ta vừa xây dựng được một nếp sống lành mạnh không bạo lực vừa bảo vệ và bảo tồn được những trò chơi mang bản sắc truyền thống của dân tộc đang có nguy cơ mai một. Điều quan trọng hơn nữa là hạn chế được nạn bạo hành ở tuổi học đường tạo cho gia đình có niềm tin tuyệt đối vào nhà trường khi con cái họ đến trường học.
Là một giáo viên tôi tự hỏi: Tại sao những người soạn thảo chương trình giáo dục bậc mẫu giáo và tiểu học không đưa những trò chơi dân gian vào chương trình ngoại khóa để các em tiếp cận với những trò chơi truyền thống của dân tộc nhằm nâng cao trí và thể lực cho các em.