05/2017

30

DANH SÁCH HỌC SINH DỰ TUYÊN DƯƠNG KHEN THƯỞNG 1-6-2017

Thông báo từ : Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Tường

05/2017

30

DANH SÁCH CB, GV DỰ TUYÊN DƯƠNG KHEN THƯỞNG 1-6-2017

Thông báo từ : Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Tường

05/2017

26

kết quả cuộc thi DHTH và VDKTLM cấp quốc gia năm học 2016-2017 - Tải về

Thông báo từ : Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Tường

Trang riêng

Liên kết web

Lượt truy cập

Đang online:
Hôm qua:
Tổng truy cập:

Tin tức Tin tức/(Trường MN Yên Lập)/Tin tức - Sự kiện/Tấm gương học tập/

Tấm gương học tập

Cậu học trò khuyết tật hiếu học với ước mơ làm bác sĩ

Dân trí “Con muốn sau này trở thành một bác sĩ để có thể cứu chữa những người bị khuyết tật giống như con”, đó là ước mơ của cậu học trò khuyết tật hiếu học Phan Quốc Thuận ở xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.
 >> Cậu học sinh nghèo mồ côi mẹ: Thiếu chân nhưng không thể thiếu học
 >> Khâm phục nghị lực phi thường của nữ sinh khuyết tật
 >> Giáo viên làm "xe ôm miễn phí" cho học sinh khuyết tật

Cậu bé khuyết tật hiếu học Phan Quốc Thuận.

 

Gặp chúng tôi tại nhà trong ngày đi tổng kết năm học 2016-2017 về, cậu học trò Phan Quốc Thuận (13 tuổi, vừa hoàn thành lớp 5 tại trường Tiểu học Yên Khánh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) mang vẻ mặt không mấy vui lắm. Bởi năm nay em không được giấy khen dù Toán và Tiếng Việt điểm rất cao, nhưng vì có một số môn khác điểm thấp nên đành ngậm ngùi nhìn các bạn được khen thưởng.

“Năm tới là em lên lớp 6 rồi, em sẽ cố gắng học hơn nữa để có được khen thưởng như những năm học trước đó chú”, Thuận bộc bạch mở đầu câu chuyện với chúng tôi.


Em Phan Quốc Thuận đã bị khuyết tật bẩm sinh.

Em Phan Quốc Thuận đã bị khuyết tật bẩm sinh.

Em Thuận sinh ra đã khuyết tật, với 2 chân bị cụt đến đầu gối, tay phải cụt đến cùi chỏ, tay trái cũng bị cong và chỉ có 4 ngón. Cha em nói, không biết sao trong 6 đứa con, chỉ có Thuận (đứa con thứ 5) lại bị như vậy.

“Hồi trước, tôi có đi bộ đội, bị bệnh và có lẽ vì thế mà ảnh hưởng đến nó. Lúc sinh ra thấy hình hài nó như vậy, nhiều người kêu bỏ đi, nhưng làm cha làm mẹ sao tôi bỏ được. Con tôi dù thế nào đi chăng nữa, tôi cũng phải nuôi nó đàng hoàng”, ông Phan Văn Tấn (cha em Thuận) nhớ lại.

Chắc có lẽ vì Thuận là đứa con kém may mắn nhất trong gia đình nên được cha mẹ “ưu tiên” hơn những người anh, người chị khác. Trong khi anh chị của Thuận phải nghỉ học giữa chừng để đi làm thuê làm mướn sinh nhai, thì Thuận được cha mẹ cho ăn học như bao đứa trẻ bình thường khác.

Đi lại bất tiện, tay chân không lành lặn nên việc học hành của em Thuận gặp rất nhiều khó khăn. Ông Tấn cho biết, những năm học từ lớp 1 đến lớp 4, vợ chồng ông thay phiên nhau vừa đi làm vừa đưa rước con đến trường. Như hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ, từng ấy năm đó, Thuận đã vượt qua mặc cảm là một “thằng cụt”, em cố gắng học tập và luôn đạt học sinh khá giỏi.

“Từ năm lớp 1 đến lớp 4, năm nào con cũng có giấy khen, con vui lắm chú. Khi con đi học, bạn bè, thầy cô ai thấy cũng thương con hết”, Thuận hồ hởi nói khi chúng tôi hỏi thăm việc học của em.

Dù bị khuyết tật nhưng Thuận là một cậu học sinh rất có nghị lực, khi nhiều năm liền là học sinh khá giỏi.
Dù bị khuyết tật nhưng Thuận là một cậu học sinh rất có nghị lực, khi nhiều năm liền là học sinh khá giỏi.

Lên năm lớp 5, được một người quen tặng cho một chiếc xe lăn trước đó, Thuận bắt đầu tự mình lái xe lăn đi học, không còn nhờ đến cha mẹ đưa đón nữa. Nhà cũng gần điểm trường, việc đi lại có cực chút nhưng em đã biết tự mình lo cho bản thân.

“Con thương cha mẹ lắm, cha mẹ còn phải đi làm nuôi anh em con, nên con tự mình đi lại mà không còn lo sợ gì. Con phải học tốt để không phụ lòng của cha mẹ”, Thuận nói.

Dù khiếm khuyết nhiều bộ phận trên cơ thể, nhưng em Thuận có một nghị lực thật phi thường. Nhiều năm qua, em đều tự mình thực hiện những sinh hoạt cá nhân như ăn uống, đi lại, viết chữ,... một cách rất thành thục. Để có được như hôm nay, theo ông Tấn, cậu bé Thuận đã phải tập tành từ rất nhỏ. “Để tự mình cháu có thể ăn cơm được, nhà đã phải bể (vỡ) mất mấy cái chén rồi đó”, ông Tấn kể.

Em luôn cố gắng tập tành để tự lo cho bản thân mình từ những việc nhỏ nhất.
Em luôn cố gắng tập tành để tự lo cho bản thân mình từ những việc nhỏ nhất.

Vào năm học tới (2017-2018), ông Tấn cho biết, em Thuận lên lớp 6 và phải đi học ở trường cấp 2 khá xa nhà. Do đó, việc đi lại bằng xe lăn có thể không đi được nữa, mà gia đình sẽ phải tiếp tục đưa đón em hàng ngày. “Vì tương lai của con, gia đình tôi đều ưu tiên cho nó hết. Có thể việc đưa rước sẽ ảnh hưởng không nhỏ công việc làm thuê làm mướn, nhưng gia đình sẽ cố gắng sắp xếp để con nó được học hành tử tế. Cỡ nào cũng vậy, phải lo cho nó ăn học tới nơi tới chốn để nó còn lo cho bản thân sau này”, cha em Thuận quả quyết.

Em Thuận viết chữ bằng tay trái 4 ngón.

Khi chúng tôi hỏi, nếu cha mẹ vì khó khăn kêu nghỉ học, em có nghỉ không ? Em Thuận nhìn chúng tôi lắc đầu, rồi nói: “Con không nghỉ đâu, con thích học lắm”. Em còn nói với chúng tôi, ước mơ của em là được trở thành một bác sĩ để có thể cứu chữa những người bị khuyết tật như em. Nghe ước mơ ấy, chúng tôi thật sự khâm phục tinh thần ham học của cậu bé 13 tuổi.

Ước mơ của em Thuận muốn trở thành một bác sĩ để cứu chữa những người bị khuyết tật như mình. Một suy nghĩ của cậu bé bất hạnh thật ý nghĩa biết bao.
Ước mơ của em Thuận muốn trở thành một bác sĩ để cứu chữa những người bị khuyết tật như mình. Một suy nghĩ của cậu bé bất hạnh thật ý nghĩa biết bao.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, cả gia đình em Thuận hiện đang sống trong một khu đất ngay bên trong khu nghĩa địa ở xã Vĩnh Mỹ B (huyện Hòa Bình). Gia đình chủ yếu làm thuê, làm mướn kiếm sống qua ngày nên kinh tế gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi không biết rồi đây ước mơ của em Thuận có trở thành hiện thực, khi bản thân em là một người khuyết tật, với một tương lai với bao âu lo ở phía trước.

Huỳnh Hải

Video

Con heo đất
Niềm vui ngày khai trường
Ngày hội đến trường
Múa Bống Bống Bang Bang

Thư viện ảnh

Lễ khai giảng ở nơi học sinh… tay không đến lớp Nhiều trò chơi vui nhộn trong lễ khai giảng Bỡ ngỡ trong lễ khai giảng đầu tiên