Tin tức Tin tức/(Mầm non thạnh an 1)/Tin tức - Sự kiện/

KH PHÒNG CHỐNG DỊCH

PHÒNG GD&ĐT VĨNH THẠNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRUỜNG MG THẠNH AN 3 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /KH-MGTA3 Thạnh An, ngày 25 tháng 9 năm 2015



KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH

Năm học : 2015 – 2016

Thực hiện công văn số 1739 /SGDĐT-GDMN ngày15 tháng 9 năm 2015 của Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo thành phố Cần Thơ về việc tăng cuờng công tác phòng chống dịch Sốt Xuất Huyết;

Thực hiện công văn số 517 /PGDĐT-VN ngày 21 tháng 9 năm 2015 của Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo huyện Vĩnh Thạnh;

Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà truờng;

Để chủ động phòng chống dịch bệnh lây lan trong truờng học. Truờng Mẫu Giáo Thạnh An 3 xây dựng kế hoạch phòng chống dịch Sốt Xuất Huyết năm học 2015-2016 như sau:

  1. MỤC TIÊU

  • Giảm tỉ lệ mắc bệnh.

  • Không để xảy ra cas tử vong vì dịch bệnh.

  • Khống chế không để dịch lớn xảy ra trong truờng. 100% ổ dịch đuợc phát hiện sớm, xử lý theo huớng dẫn giám sát của ban chỉ đạo.

  • Nâng cao nhận thức và kĩ năng phòng chống dịch bệnh của công chức, viên chức trong truờng và phụ huynh tại cộng đồng.

  • Bảo đảm môi truờng học tập an toàn.

  1. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.

  1. Công tác tổ chức, chỉ đạo.

  • Ban chỉ đạo cập nhật tình hình dịch Sốt Xuất Huyết trong nuớc, trong huyện và trong địa bàn xã để thống nhất các biện pháp đáp ứng theo diễn biến của dịch.

  • Thuờng xuyên nắm bắt sỉ số, tình hình sức khỏe của trẻ, công chức, viên chức trong nhà truờng. Cung cấp thông tin kịp thời tới cộng đồng về tình hình dịch Sốt Xuất Huyết để phụ huynh và trẻ chủ động phối hợp phòng chống dịch .

  • Tăng cuờng giám sát, kiểm tra công tác phòng chống dịch Sốt Xuất Huyết xảy ra trong truờng.

  • Trao đổi qua giờ đón, trả trẻ, giúp phụ huynh hiểu thêm nguyên nhân và biết cách phòng chống dịch bệnh.

  1. Công tác giám sát phòng chống dịch bệnh.

  • Phân công giáo viên theo dõi học sinh tại lớp mình phụ trách và các cháu trong truờng, đặc biệt là các cháu nghỉ bệnh ở nhà, giáo viên liên lạc với phụ huynh để theo dõi và nắm bắt tình hình của trẻ.

  • Khi phát hiện trẻ có biểu hiện khác thuờng như: Sốt, lừ đừ, nôn ói liên tục, không tích cực tham gia các hoạt động thì kịp thời báo ngay cho phụ huynh và tư vấn đưa trẻ đi khám.

  • Thuờng xuyên kiểm tra, giám sát vệ sinh phòng lớp , đồ dùng đồ chơi, vệ sinh cá nhân trẻ.

  1. Công tác vệ sinh.

  • Tổng vệ sinh môi truờng, thu gom rác thải, diệt lăng quăng, diệt muỗi, phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh…

  • Thuờng xuyên vệ sinh phòng lớp, đồ dùng, đồ chơi, đồ chơi ngoài trời, nhà vệ sinh, hành lang bằng CloraminB vào mỗi chiều thứ sáu hàng tuần.

  • Mỗi lớp, Văn phòng bố trí nơi rửa tay, huớng dẫn trẻ, công chức, viên chức trong truờng rửa tay với xà phòng tiệt khuẩn theo 6 buớc. Đảm bảo có đầy đủ nuớc sạch để sử dụng.

  • Phát động trẻ, phụ huynh và tòan thể công chức, viên chức thực hiện Ăn chín, uống chín, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, dùng riêng khăn mặt, bàn chải đánh răng…

  1. Công tác tuyên truyền.

  • Ban chỉ đạo thực hiện tuyên truyền về Bệnh Sốt Xuất Huyết qua các buổi hội họp.

  • Giáo viên tích cực tuyên truyền với phụ huynh và trẻ về tình hình dịch Sốt Xuất Huyết qua bảng tuyên truyền ở lớp, tờ rơi, qua các cuộc hội họp phụ huynh , trao đổi qua giờ đón trẻ trẻ và qua các hoạt động , giờ học trên lớp.

  • Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh tuyên truyền thu hút trẻ và phụ huynh.

  1. Các biện pháp làm giảm cas mắc bệnh.

  • Nhà truờng phối hợp với Trạm Y Tế xã Thạnh An giám sát tình hình dịch bệnh tại nhà truờng và tại các lớp để phát hiện sớm các ổ dịch, có biện pháp xử lý kịp thời.

  • Tiến hành khử trùng bàn ghế, phòng học, đồ dùng , đồ chơi của trẻ, nhà vệ sinh…bằng CloraminB 2% vào mỗi chiều thứ sáu hàng tuần khi chưa có cas bệnh, khi có cas bệnh thì việc khử trùng đuợc thực hiện hàng ngày.

  • Tập thói quen rửa tay bằng xà phòng cho trẻ truớc khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

  • Tập thói quen che miệng khi ho, hắt hơi, đeo khẩu trang y tế khi tới vùng nghi ngờ có dịch.

  • Thuờng xuyên ngủ mùng kể cả ban ngày, không để ao tù, nuớc đọng , dụng cụ chứa nuớc phải có nắp đậy để tránh muồi có chỗ sinh sản.

  • Khi phát hiện ổ dịch trong địa bàn, trong truờng báo cáo ngay với trạm y tế xã để có biện pháp xử lý ổ dịch theo quy trình xử lý dịch bệnh.

  1. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM.

  1. Trạm y tế xã.

  • Là bộ phận cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền, hóa chất khử trùng.

  • Tổ chức kiểm tra thuờng xuyên công tác vệ sinh, công tác khử trùng bằng CloraminB trong truờng.

  • Tư vấn và chăm sóc nguời bệnh khi cần thiết.

  • Phối hợp với các bộ phận trong nhà truờng trong công tác phòng chống dịch Sốt Xuất Huyết.

  1. Ban chỉ đạo.

  • Tham mưu, phối hợp với trạm y tế trong công tác phòng chống dịch.

  • Chỉ đao, giám sát các biện pháp phòng ngừa và xử lý khi có dịch bệnh xảy ra.

  • Thực hiện tốt công tác tuyên truyền.

  1. Công chức, viên chức trong nhà truờng.

  • Nắm đuợc kiến thức cơ bản về triệu chứng, nhận biết, cách xử lý bệnh Sốt Xuất Huyết .

  • Nhân viên y tế liên hệ với Trạm Y Tế để nhận tài liệu và hóa chất, theo dõi các cas bệnh ở trong truờng cũng như ở nhà. Phối hợp với Ban giám hiệu thuờng xuyên kiểm tra công tác vệ sinh trong, ngoài lớp, vệ sinh cá nhân trẻ, công tác tuyên truyền phụ huynh.

  • Giáo viên trực tiếp theo dõi, giám sát trẻ, huớng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân, báo về nhà truờng khi có trẻ bệnh.

  • Phụ huynh cần trao đổi thuờng xuyên về tình hình sức khỏe của trẻ khi ở nhà, thuờng xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng , giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. Khi phát hiện ra bệnh phải đuợc đưa đến trạm y tế kịp thời.

  • Không nên cho trẻ tham gia các hoạt động gặp gỡ trẻ khác khi đến lớp khi trẻ còn có triệu chứng của bệnh.

  • Công tác phòng chống dịch Sốt Xuất huyết , vệ sinh môi truờng là một nhiệm vụ rất quan trọng, ảnh huởng tới mọi hoạt động của nhà truờng. Yêu cầu các công chức, viên chức trong nhà truờng cần nâng cao nhận thức thực hiện tốt kế hoạch đề ra, trong quá trinh thực hiện nếu có vuớng mắc thì phải báo cáo kịp thời cho ban chỉ đạo để có biện pháp giải quyết.