CHƯƠNG TRÌNH LỚP 5-6 TUỔI
Chương trình Mẫu Giáo là chương trình được biên soạn cơ bản để giúp trẻ chuẩn bị về tình cảm và kỹ năng xã hội cho việc học tập theo nhóm sau này. Nó đánh dấu một bước chuyển tiếp quan trọng lên lớp một.
Hầu hết trẻ 5 tuổi đều chưa đạt được sự thay đổi chủ yếu trong nhận thức thông thường xảy ra trong giai đoạn từ 5 đến 7 tuổi. Sự chuyển đổi đối với hầu hết trẻ em thường diễn ra trong khoảng từ 6 đến 7 tuổi. Giai đoạn này được ghi nhận bởi hầu hết các nền văn hóa là giai đoạn "đạt tới lứa tuổi có nhận thức" - đó là khả năng nhận thức về trách nhiệm cá nhân, tự định hướng và tư duy logic. Để làm phong phú cho quá trình chuyển đổi này, áp dụng những thực tiễn sư phạm đã được nghiên cứu kỹ lưỡng giúp trẻ khám phá và nắm bắt được những khái niệm cơ bản và công cụ tìm hiểu phù hợp với lứa tuổi và khả năng của trẻ. Chương trình hỗ trợ sự phát triển trí tuệ của trẻ đồng thời với sự phát triển xã hội, tình cảm và thể chất. Nội dung chương trình học như toán, khoa học hay xã hội được lồng ghép trong các hoạt động chủ đề, trò chơi và các hoạt động học tập khác.
Mục tiêu phát triển cần đạt của trẻ :
1.Giáo dục phát triển thể chất:
Trẻ trai : cân nặng 16 kg – 26 kg
Chiều cao:106 – 125cm
Trẻ gái : cân nặng :15-26 kg
Chiều cao: 104 – 124cm
+ Thực hiện đúng các bài tập vận động theo hiệu lệnh, có thể phối hợp các giác quan khi vận động.
+ Bé có khả năng phối hợp các giác quan, vận động vững vàng, nhịp nhàng : ném bắt bóng,ném trúng đích, đi đập bóng…
+ Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay: xếp chồng 12-15 khối, gài dây kéo, cắt được hình tròn, thắt dât giày…
+ Có một số thói quen vệ sinh tốt, rửa tay bằng xà bông, đánh răng, rửa mặt, cởi và mặc quần áo.
+ Phân biệt được một số vật dụng nguy hiểm, nơi an toàn và không an toàn.
2.Giáo dục phát triển nhận thức:
. Thích tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh. Hay đặt câu hỏi: tại sao? Để làm gì? Làm thế nào? Khi nào?
· Phân biệt bản thân với bạn cùng tuổi.
· Phân loại được một số đối tượng theo 2 -3 dấu hiệu cho trước. Tự tìm ra dấu hiệu phân loại.
· Nhận biết được phía phải, phía phải của người khác.
· Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai.
· Có biểu tượng về số trong phạm vi 10,thêm bớt trong phạm vi 10.
· Phân biệt các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật qua các đặc điểm nổi bật.
· So sánh và sử dụng được các từ: To nhất – nhỏ hơn – nhỏ nhất; cao nhất – thấp hơn – thấp nhất; rộng nhất – hẹp hơn - hẹp nhất; nhiều nhất – ít hơn – ít nhất.
· Phân biệt một số công cụ, sản phẩm, công việc, ý nghĩa của một số nghề phổ biến, nghề truyền thống ở địa phương.
· Biết được một số công việc của các thành viên trong gia đình, của giáo viên và trẻ trong lớp, trường mầm non.
· Nhận biết được vài nét đặt trưng về danh lam thắng cảnh của địa phương và quê hương đất nước
3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ:
. Nhận dạng được các chữ cái và phát âm được các âm đó.
. Diễn đạt được mong muốn, nhu cầu và suy nghĩ bằng nhiều loại câu.
. Hiểu được một số từ trái nghĩa.
. Tham gia có sáng tạo trong các hoạt động ngôn ngữ: đóng kịch, kể chuyện…
. “Đọc” và sao chép được một số kí hiệu.
. Mạnh dạn, tự tin, chủ động trong giao tiếp.
4. Giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội:
. Hợp tác, chia sẻ với bạn bè trong các hoạt động.
. Có hành vi ứng xử đúng với bản than và mọi người xung quanh.
. Có hành vị, thái độ thể hiện sự quan tâm đến những người gần gũi.
. Vui vẻ nhận và thực hiện công việc được giao đến cùng.
. Thực hiện một số quy định trong gia đình, trường lớp mầm non, nơi công cộng.
. Giữ gìn và bảo vệ mội trường: bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc các con vật nuôi, cây cảnh, giữ gìn đồ chơi, đồ dùng, có ý thức tiết kiệm.
5.Giáo dục phát triển thẩm mỹ:
. Thích tìm hiểu và biết bộc lộ cảm xúc phù hợp với vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật.
· Thích nghe nhạc, nghe hát. Chăm chú lắng nghe và nhận ra những giai điệu khác nhau của các bài hát, bản nhạc.
· Hát đúng và biết thể hiện sắc thái tình cảm qua các bài hát mà trẻ yêu thích.
· Biết vận động nhịp nhàng phù hợp với nhịp điệu bài hát, bản nhạc: vỗ tay, dập chân, nhún nhảy, múa…
· Biết sử dụng các công cụ âm nhạc để gõ đệm theo các tiết tấu của bài hát, bản nhạc một cách phù hợp.
· Biết lựa chọn và sử dụng các dụng cụ, vật liệu đa dạng: biết phối hợp màu sắc, hình dạng, đường nét để tạo ra các sản phẩm tạo hình có nội dung và bố cục cân đối, màu sắc hài hòa.
· Biết sử dụng các màu sắc khác nhau như đỏ xanh, vàng, hồng, nâu, tím, da cam để tao ra các sản phẩm.
· Biết phối hợp màu sắc, hình khối và đường nét trong trang trí.
· Biết nhận xét, giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
Tác giả: MN TÂN LỘC