BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KINH NGIỆM
I. LỜI GIỚI THIỆU:
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn toán câu nói như một lời nhắn nhủ toàn nhân loại hãy ươm trồng và chăm sóc những mầm non của đất nước.Vì bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Mục tiêu của giáo dục Mầm Non là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện. Hình thành các biểu tượng Toán học sơ đẳng cho trẻ Mầm Non là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Mầm Non.
Trẻ em của ngày hôm nay rồi sẽ trở thành chủ nhân của thế giới trong tương lai. Liệu những chủ nhân đó rồi sẽ làm gì cho thế giới ngày mai? Điều đó phụ thuộc vào mỗi bản thân của mọi chúng ta đã ươm trồng, chăm sóc những mầm non đó ra sao đó cũng là lý do tại sao các cường quốc đứng hàng đầu trên thế giới vẫn phải đầu tư cho giáo dục đến như vậy.
Năm 2016 là năm mở ra một thời đại mới, chất lượng giáo dục được coi là vấn đề số một trong nội dung công tác của ngành giáo dục tại Đại hội Đảng toàn quốc lần 2 khóa VIII đã khẳng định thực sự coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đảng nhận thức sâu sắc giáo dục đào tạo cùng với sự phát triển của khoa học của công nghệ thông tin. Vậy những con người đang sống phải được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, năng lực và sự tự tin để thích ứng với một xã hội phát triển nhanh đến chóng mặt như hiện nay. Tất cả phụ thuộc vào giáo dục, giáo dục là hình thức tốt nhất để truyền thụ cho con người những vốn kiến thức cũng như kỹ năng sống trong một xã hội mà ở đấy con đường ngắn nhất đưa trẻ đến công nghệ thông tin là toán học .
Giáo viên mầm non chúng tôi có một vinh dự đặc biệt là những người đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của một con người một thế hệ. Đó cũng chính là trách nhiệm mà chúng tôi phải suy nghĩ, trăn trở để làm sao dạy và chăm sóc trẻ tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Ở trường mầm non dạy trẻ “Làm quen với môn toán” là một môn học đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Đặc biệt nó có tầm quan trọng rất lớn đối với việc phát triển trí tuệ.Vì môn toán như chiếc chìa khóa đầu tiên giúp các em bước vào kho tàng tri thức quý báu của nhân loại góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ
Hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non mới. Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp các hoạt động mà trọng tâm là hoạt động cho trẻ làm quen với toán. Hơn nữa nội dung, phương pháp, biện pháp hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Việc hình thành các biểu tượng toán học “môn toán” cho trẻ mầm non là quá trình hình thành ở trẻ những kiến thức sơ đẳng về tập hợp, con số, phép đếm, về kích thước, hình dạng của các vật, về khả năng định hướng không gian, thời gian và mối quan hệ giữa sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên trong quá trình dạy học ở trường mầm non.
Nhận thức được tầm quan trọng nói trên ngành giáo dục mầm non và các trường lớp mẫu giáo đã quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng “Làm quen với môn toán” cụ thể lớp tôi chủ nhiệm nói riêng. Tôi luôn trăn trở và tìm tòi các biện pháp để tổ chức tiết học toán một cách có hiệu quả. Chính vì những lý do trên đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng làm quen với toán ”.
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tổ chức hoạt động làm quen với môn toán cho trẻ mầm non là 1 hoạt động rất quan trọng nhưng nội dung còn nghèo nàn. Một tiết học nếu chỉ dạy đúng phương pháp, đầy đủ các bước, thì vẫn chưa đủ vì trẻ của chúng ta chỉ thực sự đón nhận sự truyền tải kiến thức 1 cách sinh động hấp dẫn khi tiết học đó có những đồ dùng sinh động, phong phú, lôi cuốn đối với trẻ. Mà đồ dùng đó yêu cầu phải bền đẹp để trẻ dễ thực hành ngoài đồ dùng ra chúng ta phải cho trẻ học cả ứng dụng thông tin hai chiều cả cô và trẻ đều được thực hành thì tiết dạy mới đạt kết quả tốt
Với tôi trẻ cần phải có tri thức từ lúc ban đầu. Vì vậy tôi thấy “Làm quen với môn toán” là một môn học khó và khô khan, mà theo tôi quá trình hình thành các biểu tượng ban đầu ở trẻ mẫu giáo đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ. Cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non chính là cơ hội tốt để giúp trẻ hình thành phẩm chất, năng lực hoạt động ở trẻ như quan sát, tìm tòi, so sánh. Qua đó giúp trẻ hình thành những khả năng tìm tòi, quan sát… thúc đẩy sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, hình thành các biểu tượng về môn toán như: Số lượng, hình dạng, kích thước, phép đếm, định hướng trong không gian, thời gian, hình thành và phát triển khả năng nhận thức các biểu tượng ban đầu về môn toán, các thao tác tư duy, quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, khả năng tranh luận, phán đoán, ước lượng và tìm cách giải quyết vấn đề cung cấp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ như: To – nhỏ; cao – thấp; phải – trái; nhiều hơn – ít hơn. Cung cấp những kinh nghiệm, những vấn đề có ý nghĩa và thú vị gần gũi có liên quan đến cuộc sống hàng ngày của trẻ, góp phần phát triển các năng lực nhận biết, năng lực học tập cho trẻ, giúp trẻ có những phản ứng nhanh nhạy xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, để sau này trẻ vững vàng, tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán ở giai đoạn tiếp theo của cuộc đời, không những thế làm quen với toán còn góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng nói trên năm học 2016 – 2017 tôi đã chọn “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn học làm quen với môn toán” tại lớp (3 tuổi c) trường mầm non xã ngũ kiên làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
II. TÊN SÁNG KIẾN : “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng làm quen với toán ”.
III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN :
- Họ và tên : Chu Thị Sim
- Địa chỉ tác giả sáng kiến : Giáo viên Trường Mầm non Ngũ Kiên
- Số điện thoại: 01643157316 Email:chuthisim.c0ngukien@vinhphuc.edu.vn
IV. CHỦ ĐẦU TƯ :
- Bản thân tự nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng ở lớp 3 tuổi c trường Mầm non Ngũ Kiên
V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN :
Nhằm trao đổi thảo luận với bạn bè đồng nghiệp về kinh nghiệm giảng dạy để rút ra những biện pháp hiện nay, hiệu quả để nâng cao chất lượng giảng dạy cho bản thân và cho đồng nghiệp
VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU VÀ ÁP DỤNG THỬ:
Thời gian nghiên cứu đề tài“ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng làm quen với toán ”.” bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 năm 2016 đến ngày 20 tháng 12 năm 2016. Áp dụng thử ngày 1 tháng 12 năm 2016.
VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
1.NỘI DUNG:
Trường mầm non xã ngũ kiên – Huyện Vĩnh Tường là một đơn vị được phòng giáo dục Huyện Vĩnh Tường chọn làm điểm chuyên đề môn toán năm học 2016 – 2017.
Toàn trường có 1 khu gồm 14 lớp trong đó có 12 lớp mẫu giáo và 2 lớp nhà trẻ.
Tôi được Ban Giám Hiệu nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo bé với số cháu là 36 trong đó có 23 nam và 13 nữ.
Lớp tôi có 2 cô giáo phụ trách, 2 cô đạt trình độ trên chuẩn . Trong quá trình thực hiện nâng cao chất lượng học toán của trẻ trong tiết dạy tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau.
1.1Thuận lợi:
Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Huyện Vĩnh Tường, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, lớp học rộng rãi thoáng mát.
Giáo viên trẻ, nhiệt tình, có trình độ chuẩn và trên chuẩn, có ý thức học hỏi qua việc đọc, tham khảo tài liệu, các phương tiện thông tin đại chúng và học hỏi qua các bạn đồng nghiệp, qua các tiết dạy chuyên đề của trường của cụm về dạy trẻ làm quen với môn toán.
Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều.
Một số phụ huynh nhiệt tình ủng hộ, quan tâm phối hợp cùng với giáo viên củng cố, ôn luyện cho trẻ “làm quen với môn toán”
1.2.Khó khăn:
Lớp học sinh đông, nhiều trẻ chưa học qua lớp nhà trẻ.
Nhiều trẻ quá hiếu động và một số trẻ khác lại quá nhút nhát.
Một số trẻ còn được gia đình nuông chiều hay nghỉ học.
Đa số phụ huynh làm nghề nông và đi làm xa nhà chưa quan tâm nhiều tới con em mình.
Từ những thuận lợi khó khăn trên tôi đã tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng khi dạy trẻ làm quen với môn toán.
2.MỤC ĐÍCH , Ý NGHĨA CỦA MÔN LÀM QUEN VỚI MÔN TOÁN:
Dạy trẻ biết phân biệt, nhận biết và làm quen với các khái niệm 1 và nhiều
Dạy trẻ tạo các nhóm vật theo các dấu hiệu khác nhau
Dạy trẻ biện pháp thiết lập tương ứng 1-1 giữa các phần tử để so sánh độ lớn của các tập hợp
Dạy trẻ nhận sự khác biệt rõ nét về số lượng giữa hai nhóm đồ vật
Dạy trẻ tri giác tập hợp bằng các giác quan bằng nhau
Dạy trẻ bước đầu làm quen với một số phép tính trên tập hợp
Dạy trẻ nhận biết số lượng của một nhóm vật so sánh số lượng của các vật trong phạm vi 5 bằng phép đếm
Dạy trẻ phân biệt nhận biết và nắm được tên gọi từng chiều đo kích thước của vật.
Dạy trẻ so sánh đối tượng bằng các cách bằng nhau so sánh bằng các biện pháp xếp trồng lên xếp cạnh lồng vào nhau để so sánh .
Dạy trẻ phép đo lường để nhận biết mối quan hệ kích thước theo từng chiều của vật.
Dạy trẻ nhận biết các hình vuông, tròn, chữ nhật, tam giác..
Dạy trẻ nhận biết các hình theo dấu hiệu đường bao.
Dạy trẻ nhận biết các khối cầu, trụ, hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
Dạy trẻ các hướng phía trước, phía sau, trên, dưới so với bản thân trẻ, xác định phải, tay trái của bản thân.
Dạy trẻ phân biệt nhận biết nắm được tên gọi các buổi trong ngày dựa vào dấu hiệu cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ và của những người xung quanh cho trẻ làm quen các mùa trong năm, tuần lễ, tên gọi các ngày trong tuần.
3.TÌM HIÓU T×NH HÌNH DẠY HỌC MÔN LÀM QUEN MÔN TOÁN:
3.1.Về giáo viên:
– Bản thân tôi nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc làm quen với toán là 1 yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
– Đã tổ chức được nhiều trò chơi cho trẻ trong hoạt động làm quen với toán.
– Lồng ghép tích hợp các môn học vào trong hoạt động “Làm quen với toán” giúp trẻ hứng thú trong giờ học, tiếp thu bài tốt hơn hoạt động đạt hiệu quả tốt.
– Tự tin khi tổ chức cho trẻ làm quen với toán.
3.2.Về học sinh:
– Trẻ biết đếm để xác định số lượng của 1 nhóm đồ vật trong phạm vi 5, biết tạo nhóm đồ vật theo số lượng cho trước và biết mối quan hệ hơn kém của các số lượng trong phạm vi 5.
– Trẻ biết so sánh sự giống và khác nhau về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật, về kích thước giữa 2 đối tượng theo độ lớn và theo từng chiều: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
– Trẻ nhận biết và diễn đạt được mối quan hệ về kích thước giữa ba đối tượng theo từng chiều (Dài nhất – ngắn hơn – ngắn nhất).
– Biết phân biệt được các hình: Hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác dựa vào dấu hiệu nổi bật về đường bao hình.
– Trẻ nhận biết tên gọi các hình khối: Như khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.
Trẻ biết xác định vị trí đồ vật ở phía phải – phía trái của bản thân: Phía trước – phía sau; phía trên – phía dưới của bạn khác.
– Trẻ biết cách chơi trò chơi, chơi đúng luật, và hứng thú chơi các trò chơi.
3.3. Về phía gia đình và xã hội :
Hầu hết các gia đình hiện nay đều ít con nên cũng rất quan tâm đến con, Họ cũng mua cho con quyển toán , quyển nối hình hay những đồ chơi có liên quan đến môn toán nào đó song không đồng bộ có trẻ có có trẻ không nên không thể dùng nó là đồ dùng trực quan cho cả lớp được
Hầu hết các trẻ đều thích xem ngôi nhà học toán hay những chương trình dành cho bé trên truyền hình như toán tuổi thơ . Đó cũng là một hình thức giúp trẻ tiếp cận với môn toán một cách sinh động
Tuy nhiên cũng còn một số phụ huynh học sinh chưa hiểu kĩ về môn học nên chưa có sự ủng hộ nhiệt tình
Xã hội hiện nay rất quan tâm đến thế hệ tương lai của đất nước nhất là ở địa phương tôi và cũng rất may đảng ủy chính quyền địa phương quan tâm nên từng bước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho ngành học, giúp trẻ có điều kiện học tập tốt.