05/2017

30

DANH SÁCH HỌC SINH DỰ TUYÊN DƯƠNG KHEN THƯỞNG 1-6-2017

Thông báo từ : Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Tường

05/2017

30

DANH SÁCH CB, GV DỰ TUYÊN DƯƠNG KHEN THƯỞNG 1-6-2017

Thông báo từ : Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Tường

05/2017

26

kết quả cuộc thi DHTH và VDKTLM cấp quốc gia năm học 2016-2017 - Tải về

Thông báo từ : Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Tường

Trang riêng

Liên kết web

Lượt truy cập

Đang online:
Hôm qua:
Tổng truy cập:

Tin tức Tin tức/(Trường MN Kim Xá)/GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG/

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ

 NGAY TỪ LỨA TUỔI MẦM NON

 

Kỹ năng sống là gì? Là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh cho phép bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày.

Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại . Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức , thái độ , cảm nhận  thành những khả năng thực thụ , giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống .

Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là ta nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm.

Có thể nói rằng môi trường xã hội có tác động, ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Điều đó được biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với văn hoá và môi trường xung quanh. Vì vậy thế giới xung quanh trẻ luôn luôn muôn sắc màu. Trẻ sẽ nắm bắt và cảm nhận từ từ. Bởi vậy vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường và đặc biệt là cô giáo có vai trò quan trọng trong việc phát triển về mặt thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này.

 Có thể nói rằng việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm

của nhà nước, của xã hội, của nhà trường và của mỗi gia đình. Trong xã hội hiện nay, giáo dục kỹ năng sống đã trở thành một nhu cầu thiết yếu. Bởi sự bùng nổ của thông tin, với những văn hóa không phù hợp thuần phong mỹ tục của dân tộc, với những suy thoái về đạo đức, với những đua đòi của thế hệ trẻ, cùng với những mặt trái của công nghệ thông tin, mặt trái của xã hội, với muôn ngàn cạm bẫy … giới trẻ hiện nay tiếp cận rất nhiều loại tác động, tốt có, xấu có, thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn bị đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực từ gia đình và xã hội.

Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ngày càng trở nên thiết yếu nhằm góp phần đào tạo “con người mới ” với đầy đủ các mặt: đức, trí, thể, mỹ . Như Bác Hồ đã từng nói : “ Vì lợi ích 10 năm trồng cây – Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Sở dĩ Bác nói như vậy là để khẳng định một lần nữa với chúng ta rằng  việc giáo dục trẻ để trẻ trở thành những công dân tốt cho xã hội cho đất nước là một nhiệm vụ hàng đầu.  Giáo dục kỹ năng sống  trẻ lứa tuổi mầm non cũng vô cùng quan trọng, bởi vì lứa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách, nhân cách. Trẻ có kiến thức về kỹ năng sống thì trẻ sẽ biết mình phải giao tiếp với ông bà, bố mẹ như thế nào, biết cách bảo vệ mình trước người lạ ra sao, biết cách phối hợp với các bạn chơi như thế nào cho đúng. Ngay ở lứa tuổi mầm non trẻ đã bắt đầu nhận thức được thế nào là đúng, thế nào là sai, điều gì cần làm và điều gì không được làm…Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ bản thân mình, tạo sự tự tin cho trẻ giúp trẻ thích nghi được với môi trường xung quanh, không những thế còn giúp cho trẻ biết cách giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, trẻ biết cách phối hợp với các bạn chơi trong nhóm.

Trẻ em Mầm non là tương lai của đất nước, Đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi Mầm non. Ngày nay khi xã hội phát triển, trình độ tri thức của trẻ được nâng lên gấp bội, nhưng bên cạnh đó kỹ năng sống của trẻ dường như bị tụt lùi. Điều này càng thể hiện rõ đối với trẻ ở thành thị, những vùng kinh tế phát triển. Chúng ta dễ dàng bắt gặp trẻ 5 – 6 tuổi vẫn còn được mẹ chăm bẵm từng ly từng tí: từ việc vệ sinh cá nhân, mặc quần áo đến việc  ăn uống. Những việc làm này vô tình sẽ làm mất dần kỹ năng sống ở trẻ. Từ những thực trạng đó gánh nặng giáo dục ở nhà trường tăng lên gấp bội. Để góp phần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ điều quan trọng là chúng ta tạo được môi trường giáo dục cho trẻ. Đối với đứa trẻ kỹ năng sống là rất cần thiết nếu không có kỹ năng sống thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày cho đứa trẻ sau này.

 Việc dạy trẻ những kỹ năng đó phải là một quá trình . Nhiều phụ huynh cho rằng con mình còn quá bé để hiểu được những điều đó  cũng như nghĩ rằng trẻ mẫu giáo vẫn được sống trong sự bao bọc , bảo vệ tuyệt đối của bố mẹ. Những trên thực tế , không phải lúc nào cha mẹ cũng ở bên con khi có tình huống xấu.

Thời gian gần đây, có nhiều trẻ em bị lạm dụng, xâm hại thủ phạm lại chính là người thân quen như  bạn bố mẹ, hàng xóm quen biết.. Chính vì vậy, người lớn phải khéo léo, tế nhị kể cho con nghe những tình huống  xấu có thể gây hại cho bé và giúp con biết cần xử lý như thế nào .  Dạy trẻ một số cách phản kháng và bảo vệ bản thân. 

Trong cuộc sống hàng ngày, nên dạy trẻ cách xử lý những tình huống bất

 trắc mà trẻ có thể gặp phải dưới hình thức trò chuyện, tạo tình huống, gợi mở giúp trẻ tìm ra cách giải quyết. Không áp đặt , cấm đoán trẻ .

 Thay vì “ Con không được làm thế này, thế kia” thì ta nên đưa ra các tình huống cụ thể thông qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào ?

Chính từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các  tình huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ năng suy đoán,  biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết . Từ đó trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp . Dần hình thành cho trẻ  những kinh nghiệm, những kỹ năng biết  bảo vệ mình trong cuộc sống sau này.

Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách tự vệ , nhận biết những mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lý thì sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống. Điều đó được chứng minh rõ ràng từ thức tế. Chính vì vậy, cách bảo vệ trẻ tốt nhất  chính là dạy trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

      Cho trẻ đi siêu thị và tạo ra một số tình huống để dạy trẻ một số kỹ năng sống như: Nếu thất lạc ở siêu thị  thì con phải làm gì? Dạy trẻ văn hóa  nơi công cộng, phép lịch sự khi mua bán, không vòi vĩnh, đòi hỏi bố mẹ mua quà....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Video

Con heo đất
Niềm vui ngày khai trường
Ngày hội đến trường

Thư viện ảnh

Lễ khai giảng ở nơi học sinh… tay không đến lớp Nhiều trò chơi vui nhộn trong lễ khai giảng Bỡ ngỡ trong lễ khai giảng đầu tiên