Tin tức/(Trường MN Hùng Sơn)/Giáo dục trẻ/

Góc Thư viên của bé

Góc thư viện trẻn các lớp học và trong trường mầm non có vai trò quan trọng. Đó là nơi tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, tìm tòi, trải nghiệm, phát triển khả năng sáng tạo. góc thư viện có thể tạo ra sự thay đổi tích cực đối với khả năng học tập học đọc và phát triển ngôn ngữ của bản thân trẻ, góp phần giúp nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện đối với trẻ mầm non. Hiểu được tầm quan trọng đó, nhà trường đã chỉ đạo thực hiện việc xây dựng góc thư viện trong lớp nói riêng và thư viện của nhà trường nói chung nhằm hưởng ứng chuyên đề phát triển ngôn ngữ và chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” ngay từ đầu năm học 2017 - 2018, trong đó nhà trường tích cực chỉ đạo các lớp phối hợp với phụ huynh Xây dựng góc thư viện cho bé với hệ thống Giá sách - Truyện thân thiện” là một việc làm hết sức cần thiết nhằm tạo môi trường giúp trẻ tích cực, chủ động làm quen với “văn hóa đọc”, làm quen với cách “đọc” sách, làm quen với các câu chuyện, bài thơ… một cách tự nhiên và hứng thú hơn, ngoài ra nơi đây trẻ còn được tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm những sáng tạo của bản thân, được hoạt động với đồ vật, đồ chơi, … tạo cơ hội để trẻ tích cực hoạt động.

     Thư viện được xây dựng không chỉ dành cho bé mà còn có rất nhiều sách, tài liệu về nuôi, dạy con theo khoa học để cha mẹ trẻ tham khảo...Đặc biệt, phụ huynh rất nhiệt tình tham gia, ủng hộ truyện và cùng GVCN xây dựng được các góc thư viện tại các lớp, hấp dẫn trẻ. Đến với góc thư viện , sách truyện các bé được cô giáo đọc truyện cho nghe, được hướng dẫn cách lấy sách, cách mở từng trang sách, cách giữ gìn sách, cách cất sách lại đúng vị trí sau khi xem xong......
     Thư viện chung của nhà trường được bố trí sắp xếp ngoài  trời, hoặc gần cầu thang trên khu vực sân khấu vô cùng thuận tiện, hợp lý, đủ ánh sáng, tạo không gian mở cho phụ huynh và trẻ dễ dàng tiếp cận các nguồn thông tin, tư liệu trong thư viện. Việc trang trí góc sách, đồ dùng đồ chơi trên các lớp phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

          Qua đôi bàn tay khéo léo của các cô giáo và các bậc phụ huynh, những đồ phế thải như hộp bánh, hộp sữa, lon nước ngọt hay các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương như tre, nứa, hoặc những chiếc giỏ hoa đã cũ,... lại được các cô giáo và các bậc phụ huynh thiết kế linh hoạt mang tính nghệ thuật, sơn màu sắc vui nhộn, hấp dẫn, gần gũi nên kích thích thị giác của học sinh. Thư viện của các lớp được xếp đặt trên các vị trí dễ nhìn, dễ lấy, dễ cất độ cao phù hợp với từng lứa tuổi rất thuận tiện và an toàn cho học sinh khi sử dụng. Qua hơn 1 tuần phát động được rất nhiều phụ huynh tham gia nhiệt tình ủng hộ. Kết quả nhà trường có 10/10 góc thư viên tại các nhóm lớp và 01 góc thư viện chung của nhà trường với gần 250 quyển truyện tranh, tài liệu các loại dành cho các bé và phụ huynh tham khảo .

Nhà trường đã tăng cường tổ chức cho trẻ hoạt động với góc thư viện như: tổ chức giới thiệu sách, kể truyện cho trẻ nghe vào giờ hoạt động chiều, giờ hoạt động ngoài trời, qua giờ đón - trả trẻ và các giờ hoạt động góc; hướng dẫn và tổ chức cho trẻ nói lên cảm nhận mỗi khi được nghe xong một cuốn truyện, chia sẻ cảm nhận đó với cô giáo, các bạn,.. Qua giờ đón trẻ một số trẻ còn rủ mẹ ra các góc sách và nhờ mẹ kể cho nghe câu chuyện xong mới ra về. Chúng tôi thấy điều này rất có ích và hiệu quả, các bậc phụ huynh rát vui nên cũng nán lại xem sách cùng con” 

góc thư viện lớp 5 tuổi A1

góc thư viện của bé lớp 5 tuổi A2

góc thư viện của bé lớp 4 tuổi A1

góc thư viện của bé lớp 5 tuổi A3

góc thư viên của bé lớp  tuổi A1

Tác giả: Văn Thị Nguyệt