Tin tức/
Người Pháp coi mục đích của giáo dục là đào tạo ra các công dân tốt và hữu ích cho quốc gia dân tộc nhưng cũng rất bình đẳng và tự chủ, phi tôn giáo và chính trị. “Lý tưởng” này được người Pháp thực thi bằng các giải pháp, chính sách giáo dục cụ thể, thiết thực.
Mỗi học viên ứng với một vị trí trong xã hội
Đây là một trong những điểm sáng nhất của nền giáo dục Pháp. Giống như nhiều nước, trẻ em pháp từ sáu tuổi đến 16 tuổi phải đến trường theo học chương trình phổ thông. Nhiều nước xác định giáo dục phổ thông là giáo dục căn bản, còn để làm việc thì phải chờ hậu đại học, cao đẳng hoặc trường nghề. Còn tại Pháp, ngay từ thời phổ thông người học đã biết mình có thể làm việc gì sau khi tốt nghiệp. Thế nên tại đây, việc dạy bao quát (rộng) diễn ra từ sớm (cấp I, cấp II). Khi bắt đầu lên cấp III, Pháp có nhiều loại bằng tốt nghiệp THPT Baccalauréat (BAC) hơn so với nhiều nước khác - vốn chỉ có chung một bằng tốt nghiệp phổ thông.
Cụ thể, Pháp có đến ba loại bằng tốt nghiệp phổ thông khác nhau với những “địa chỉ ứng dụng” khác nhau. Đầu tiên là BAC Général. Hệ này dành cho những học sinh có học lực khá giỏi hoặc những em thực sự muốn theo đuổi chương trình đại học hay cao học trong tương lai. Theo đó, các em có thể chọn học khối ngành tự nhiên (BAC Science), khối ngành kinh tế xã hội (BAC Economie Social) hoặc khối ngành văn học (BAC Littérature).
Chính vì phân ngành nên học sinh chỉ học những môn chuyên ngành là chính ở cấp III (trừ một số môn bắt buộc trong đào tạo kỹ năng cơ bản, nhân cách, đạo đức… được dạy từ cấp I, cấp II). Thế nên chương trình học được giảm thiểu tối đa để các em không phải bị nhồi nhét kiến thức không cần thiết. Tất nhiên, đề thi tốt nghiệp tương ứng cho từng khối ngành cũng khác nhau.
Các em học lực yếu hơn nhưng vẫn mong muốn theo đuổi việc học thì có thể chọn hệ BAC Tech. Chương trình đào tạo hệ này tạo điều kiện cho học sinh tiếp tục theo học các trường cao đẳng, trở thành những kỹ thuật viên, chuyên viên cao cấp.
Hệ thống giáo dục chặt chẽ lấy học sinh làm trung tâm
Dù sự phân cấp tốt nhưng điều quan trọng là hệ thống hành chính - giám sát giáo dục tại Pháp cũng rất khắt khe để đảm bảo chất lượng.
Sống ở quê hương của phong trào Khai sáng và cuộc Cách mạng năm 1789, người Pháp vô cùng trân trọng tính tự chủ, bình đẳng của dân tộc mình. Hiến pháp năm 1958 khẳng định Pháp là “nước cộng hòa thống nhất, phi tôn giáo, dân chủ và xã hội. Mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật không phân biệt nguồn gốc xuất thân, sắc tộc, tôn giáo”. Những tính từ trong tuyên bố trên cũng có thể được dùng để mô tả phương châm giáo dục của Pháp.
Mọi người học, từ trẻ nhỏ đến người già đều bình đẳng, không phân biệt chủng tộc, giới tính, tín ngưỡng. Để bảo đảm nguyên tắc trên, người Pháp xây dựng một hệ thống tập trung và thống nhất. Trường công lập chiếm số lượng lớn nhằm tạo môi trường bình quyền cho học sinh. Các trường tư thục được tự do hoạt động nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của nhà nước nhằm hạn chế tình trạng trường chèn ép, tạo thiệt thòi cho học sinh so với trường công.
Các giám đốc sở giáo dục đều do tổng thống bổ nhiệm và giáo viên cũng do nhà nước tuyển dụng thông qua các hình thức kiểm tra, thi cử minh bạch và khắt khe. Kết quả của cách cấu trúc trên là một hệ thống trường học có độ đồng nhất cao, triệt để giữ gìn các giá trị tốt đẹp của quốc gia, dân tộc. Chương trình học gần như giống hệt nhau ở mọi trường học nhằm đảm bảo sự đồng nhất trong chuẩn đầu ra.
Kích thích tư duy phản biện và khả năng sáng tạo
Giáo dục Pháp cũng chú trọng việc rèn giũa tư duy cho các công dân tương lai theo hướng tự do và tự chủ. Pháp là một trong rất ít nước áp dụng môn triết học cho học sinh cuối bậc phổ thông. Triết học ở đây không chỉ là lịch sử các lý thuyết mà là cách suy nghĩ, cách đặt vấn đề.
Học sinh cần nghiền ngẫm các quan điểm kinh điển của các nhân vật lỗi lạc như Plato, Kant, Hegel hay Sartre để có nguồn cảm hứng về giá trị của việc học. Việc thảo luận các vấn đề như vật chất và ý thức, luật pháp, xã hội, hạnh phúc... thông qua những câu chuyện thường nhật trong gia đình, giữa bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm… không phải là chuyện lạ với các em.
Thanh tra giáo dục quốc gia Mark Sherringham cho biết môn học trên nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện và tìm tòi cái mới của học sinh. Theo ông, kết quả của việc dạy triết rất đáng ghi nhận: Nhiều người Pháp có được sự đam mê đối với trí tuệ để theo đuổi học tập suốt đời.
Một điểm đặc trưng khác của giáo dục Pháp là tính phi tôn giáo. Bằng cách tách tôn giáo ra khỏi giáo dục, người Pháp mong muốn tạo ra một môi trường học thuật dựa trên khoa học hơn là niềm tin riêng của cá nhân.
Thoát khỏi sự áp đặt của các quan điểm tôn giáo, các em có cơ hội xem xét mọi việc bằng quan điểm của mình chứ không phải dựa dẫm vào bất kỳ thần linh nào hộ mệnh. Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Giáo dục Vincent Peillon, điều lệ đó cũng nhằm mục đích thúc đẩy tôn trọng tự do tín ngưỡng, không trọng không khinh bất kỳ tôn giáo nào. Điều này giúp học sinh cảm nhận được sự công bằng, tự chủ, chất khoa học của nền giáo dục nước nhà
- Mang tính năng “độc” của Windows 9 lên phiên bản Windows hiện tại
- Úc – Cái nôi đào tạo ngành truyền thông
- Nghệ An: Niềm vui ngày khai giảng với những ly sữa học đường
- 'Nếu không ăn rau, con sẽ rất xấu xí' Đôi khi, bạn phải nói dối điều này bởi vì bạn không thể làm bất cứ điều gì khác để có được sự đồng thuận, chấp nhận của con cái trong vấn đề ăn uống mà bạn cho đó là tốt nhất. Bạn muốn con của mình phải ăn
- Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa dự lễ khai giảng tại ngôi trường nhiều kỷ niệm
- Sony chính thức bán máy chơi game PS Vita TV tại Việt Nam
- Thầy ngày càng sợ… trò!
- Nam sinh khiếm thị giành học bổng toàn phần đại học quốc tế
- “Cậu học trò một mình đi thi với 400 nghìn đồng” đã đỗ đại học
- Phụ huynh có vai trò quan trọng quyết định kết quả học tập của con
- Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Kim Bổng: Nhà khoa học người Việt được tôn kính
- Thị trường iPhone Việt 'nín thở' chờ đợi sản phẩm mới
- 48 kỹ năng sống cần dạy cho con
- Ngắm “thiên thần nhí” rực rỡ cờ đỏ sao vàng ngày khai giảng
- iPhone 6s chưa ra mắt, đã có người xếp hàng chờ mua trước Apple Store
- Nhóm lớp mầm non ăn bớt khẩu phần của trẻ làm giả sổ sách vì sợ bị đóng c ửa
- Chưa chốt phương án một kỳ thi quốc gia năm 2015
- Khánh Hòa thí điểm dạy tiếng Anh trong các cơ sở mầm non
- Trao 50 suất học bổng đến sinh viên có thành tích xuất sắc
- Demo 1
- Học sinh lớp 8 làm hệ thống tưới nước nhỏ giọt từ nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền
- Giải Nobel Y học 2015 đã có chủ
- fafafafafafa
- Độc đáo ý tưởng thiết kế smartwatch Galaxy Gear Edge màn hình cong
- Cùng con khơi dậy tiềm năng tự nhiên mỗi ngày
- 150.000 chữ ký ủng hộ đội mũ bảo hiểm chất lượng
- Mạng 5G đầu tiên trên thế giới sẽ sẵn sàng vào năm 2017
- Hội thảo Du học Úc – Thực tập hưởng lương cao ngành du lịch - khách sạn
- Nỗ lực đi đến ước mơ trở thành bác sĩ của chàng trai mồ côi mẹ
- Đổi mới phương pháp dạy học Cập nhật lúc : 15:19 07/08/2013 Giáo viên hãy là một nhà tư vấn tâm lý!