Tin tức : Tin tức - Sự kiện

Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2015-2020

      PHÒNG GD&ĐT CƯ KUIN

TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Ea Tiêu, ngày 30  tháng  9 năm 2015

KẾ HOẠCH

Chiến lược phát triểntrường tiểu học QUANG TRUNG giai đoạn 2015 - 2020

 

 
 

 

 

 

I. GIỚI THIỆU

1. Quá trình phát triển

Để có được cơ sở vật chất tương đối khang trang, xanh - sạch - đẹp như ngày hôm nay nhà trường luôn phát huy vai trò tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, các ban ngành đoàn thể địa phương luôn quan tâm hỗ trợ nhà trường về  mọi mặt. Ban đại diện cha mẹ học sinh nhiệt tình trong việc đóng góp công sức để xây dựng và cải tạo cơ sở vật chất tương đối khang trang, đáp ứng nhu cầu dạy và học. Hoạt động dạy và học và đã từng bước đi vào ổn định và có nề nếp. Quy mô cũng như chất lượng dạy và học cũng ngày một nâng cao hơn.

Đội ngũ CB, GV, NV có tinh thần đoàn kết cao, tinh thần trách nhiệm tốt, phấn đấu vì nhiệm vụ chung. Trường đã có Chi bộ Đảng độc lập, với số lượng Đảng viên là 22 đồng chí, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có năng lực tập hợp quần chúng. Các đoàn thể hoạt động tốt, hỗ trợ đắc lực cho mọi hoạt động của nhà trường. Nhà trường có một tập thể đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. 100% CB, GV, NV đạt chuẩn, trong đó có 34/44  CB, GV, NV giáo viên có trình độ Đại học, Cao đẳng, tỉ lệ 77,3%;

Thành tích của nhà trường (trong thời gian 3 năm học gần đây):

Năm học 2012 – 2013: Tập thể Lao động tiên tiến.

Năm học 2013 - 2014: Tập thể Lao động tiên tiến.

Năm học 2014 - 2015: Tập thể Lao động Xuất sắc.

 

Danh hiệu thi đua

2012-2013

2013-2014

2014-2015

Chiến sĩ thi đua cơ sở

3

2

4

Lao động tiên tiến

25

27

34

         2. Cơ cấu tổ chức nhà trường : .

CÁN BỘ, VIÊN CHỨC

HỌC SINH

T.S

NỮ

CBQL

GVGD

NV

ĐẢNG

VIÊN

ĐOÀN

VIÊN

KHỐI/

S.LỚP

T.

SỐ

NỮ

DT

TS

 

 

Nữ

DT

TS

44

37

02

36

06

22

07

I/04

106

46

42

15

II/04

118

60

41

17

III/03

110

58

34

23

IV/03

92

38

23

10

V/03

80

38

14

7

17

506

240

154

72

3.Các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường

Nhà trường có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng Hồ Chí Minh theo qui định hiện hành tại Điều lệ trường Tiểu học.

- Chi bộ Đảng: Chi bộ độc lập, có 22 đảng viên.

- Công đoàn: Tổng số Công đoàn viên 43, được chia làm 6 tổ công đoàn.

- Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh: tổng số đoàn viên TNCSHCM: 07.

- Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: tổng số Chi đội là 06, tổng số đội viên 172 em, Sao nhi đồng Hồ Chí Minh là 11, tổng số học sinh 334 em.

4.Cơ sở vật chất kĩ thuật

- Diện tích khuôn viên: 17 141 m2

- Diện tích sân chơi: 4000 m2

- Số phòng học: 20 phòng,

- Phòng khác: 08 phòng (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Văn phòng, Phòng HĐSP, Thư viện – thiết bị, Y tế, Phòng Tiếng Anh, Phòng Tin học).

5.Kiểm định chất lượng giáo dục

Trường đạt  cấp độ 2 năm 2014.

 

II. PHÂN TÍCH:

1. Điểm mạnh:

- 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuân thủ quy chế của ngành và nội quy của nhà trường, nghiêm chấp hành tốt việc phân công, phân nhiệm, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, yêu nghề, ý thức tổ chức kỷ luật cao, nghiêm túc trong việc nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Đa số học sinh có ý thức học tập tốt, đảm bảo chuyên cần,  ngoan ngoãn, lễ phép, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

Trường đạt tập thể lao động tiên tiến nhiều năm liền, nề nếp dạy và học tốt; đảm bảo môi trường sư phạm Xanh – Sạch – Đẹp - An toàn, sân trường có nhiều cây xanh tạo bóng mát cho học sinh vui chơi. Trang thiết bị dạy học được đảm bảo yêu cầu tối thiểu theo quy định.

2. Điểm yếu:

Trường đã được xây dựng lâu năm, cơ sở vật chất đã xuống cấp, thiếu một số phòng học, thiếu các phòng chức năng, nhà thi đấu TDTT…

Một số giáo viên xếp loại tay nghề khá nhiều năm liền. Một số giáo viên chưa thành thạo trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng. Một vài giáo viên chưa thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp. Sĩ số học sinh còn  cao so với các trường tren địa bàn.

            3. Thời cơ

Nhà trường tạo được uy tín đối với địa phương và cha mẹ học sinh nên được sự hỗ trợ tích cực chính quyền địa phương và sự hỗ trợ tích cực của đa số phụ huynh học sinh.

Môi trường sư phạm lành mạnh, tập thể công chức, viên chức đoàn kết, tương trợ nhau nhiều trong công tác và trong cuộc sống. Các chế độ, chính sách của cán bộ, giáo viên, nhân viên được giải quyết đúng, đủ, kịp thời.

Có nhiều học sinh có năng lực tốt, nhiều gia đình đầu tư tốt cho con em.

            4. Thách thức

Một bộ phận cha mẹ học sinh ít quan tâm đến việc học tập của con em, thiếu sự phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh.

5. Xác định các vấn đề ưu tiên

- Đầu tư xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học.

- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý.

- Tích cực bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.

III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

1. Tầm nhìn

Trường Tiểu học QUANG TRUNG là một trường tiểu học công lập theo đúng mục tiêu chiến lược về giáo dục con người mới XHCN Việt Nam: tự tin, có hiểu biết cơ bản tốt, có lòng yêu nước, có kỹ năng sống hợp tác và thích ứng với môi trường.

2. Sứ mệnh

Tạo dựng được môi trường sư phạm tốt để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tiềm năng tới mức tối đa, từng bước trưởng thành từ nhận thức đến hành động.

3. Giá trị cơ bản của nhà trường:

  • Lễ phép                                  
  • Khát vọng vươn lên       
  • Tính sáng tạo                         
  • Tính đoàn kết
  • Tính kỷ luật                           
  • Nhân ái, sẵn sàng chia sẻ     
  • Tính tiết kiệm                        

IV. MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

Thực hiện Nghị quyết lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, với mục tiêu “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”.

1. Mục tiêu chung

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục và giáo dục toàn diện,  là cơ sở giáo dục hiện đại, tiên tiến thấm nhuần giá trị nhân văn, gìn giữ bản sắc dân tộc, phát triển phù hợp với xu thế chung của đất nước và thời đại.

            1.1. Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:

Mục tiêu xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị,  phẩm chất đạo đức lối sống, lương tâm, trách nhiệm của nhà giáo.

            1.2. Đối với học sinh:

Mục tiêu của giáo dục phổ thông theo Điều 27 của Luật Giáo dục (2005) đã được quy định là: “Giaùo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học ở bậc trung học học cơ sở”.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo:

Coi trọng công tác phát triển đảng, công tác chính trị tư tưởng trong đội ngũ. Cấp ủy phải thực sự đi đầu đổi mới, gương mẫu thực hiện về việc tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.

Lãnh đạo nhà trường phát huy dân chủ, dựa vào đội ngũ giáo viên, viên chức và học sinh, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương để xây dựng nhà trường.

2.2. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

Phát triển hài hòa đức, trí, thể, mỹ, tăng cường giáo dục thể chất; dạy chữ kết hợp dạy người. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tích cực đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ hình thức học tập trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.

2.3. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm tính trung thực, khách quan.

Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; phối hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh.

Thực hiện kiểm định chất lượng, công  khai kết quả kiểm định.

2.4. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yên cầu đổi mới gíao dục và đào tạo.

Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo.

3. Giải pháp

3.1.Về phát triển đội ngũ nhà trường:

           Vai trò: phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển nhà trường. Đây là nhiệm vụ của tập thể cán bộ viên chức nhà trường; tạo động lực làm việc cho CB, GV, NV nhà trường; hỗ trợ giáo viên phát triển chuyên môn và nhân cách đạo đức nhà giáo từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CB, GV, NV; mọi thành viên đều mong muốn và tích cực tham gia quá trình phát triển đội ngũ cho nhà trường.

           Nhiệm vụ chung: tạo môi trường học tập thường xuyên, suốt đời, lấy tự học là chủ yếu nhằm nâng cao trình độ đội ngũ; mỗi giáo viên lựa chọn một chủ đề mà họ muốn được học một cách độc lập, giáo viên lập kế hoạch kỹ lưỡng gồm các nội dung: các mục tiêu học tập cần phải đạt; các kiến thức kỹ năng cần nắm vững; các hoạt động học tập sẽ thực hiện; cách đánh giá kết quả đạt được; thời gian hoàn thành…

           Phát triển đạo đức nhà giáo: Luôn quán triệt để giúp mọi thành viên nhà trường  thực hiện tốt quy định về đạo đức Nhà giáo, vững vàng tư tưởng, chính trị, chuẩn về đạo đức, lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo.

           Tiêu chí đánh giá và khen thưởng đội ngũ: Căn cứ các quy định hiện hành và thực tiễn nhà trường; đánh giá chất lượng, hiệu quả trên công việc cụ thể, đảm bảo tính công bằng, khách quan; đánh giá tiềm năng và khả năng thích ứng với sự phát triển của nhà trường; dùng kết quả đánh giá để khen thưởng đội ngũ; chú trọng mục tiêu phát triển; khuyến khích tinh thần hợp tác cùng phát triển; đa dạng hóa nguồn thông tin phản hồi về hiệu quả làm việc; gắn hiệu quả làm việc với chiến lược phát triển nhà trường; đánh giá hiệu quả trên cơ sở chuẩn hành vi và năng lực; tập trung vào tiềm năng hơn là những thiếu sót của đội ngũ.

Về cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ và thông tin: Hiện nay trường cơ bản đủ các điều kiện tối thiểu phục vụ dạy học. Tuy nhiên, số học sinh đông, thiếu 03 phòng học và một số phòng chức năng, một số phòng học cũ đã xuống cấp. Trong những năm tới cần ưu tiên thiết bị và công nghệ hiện đại; khai thác internet trong dạy và học; xây dựng website của trường, khai thác triệt để các nguồn lực thông tin, nguồn lực vật chất và nguồn lực tài chính.

Về nguồn lực tài chính: Chấp hành định mức quy định của Nhà nước; việc huy động và sử dụng các nguồn vốn đảm bảo minh bạch và công khai; các thành phần nhân sự của trường tham gia lập kế hoạch tài chính; phân bố những hạn mục ưu tiên; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ về tài chính; nâng cao chất lượng, hiểu quả của công tác tài chính.

Về quan hệ với cộng đồng: Mọi thành viên trong nhà trường phải nhìn thấy sự cần thiết quan hệ với cộng đồng nhằm khai thác các nguồn ngoại lực, củng cố hiệu quả nguồn nội lực. Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường, giữa nhà trường với cộng đồng bên ngoài là những yếu tố tiềm năng cung cấp nguồn lực cho nhà trường; xây dựng văn hóa nhà trường sẽ thu hút sự quan tâm, tạo cơ hội thu hút nguồn đầu tư cho nhà trường; xây dựng và quảng bá thương hiệu nhà trường cần sự tích cực tham gia của tất cả các thành viên.

Về lãnh đạo và quản lý:

Xây dựng niềm tin và quyết tâm đối với lãnh đạo và quản lý các hoạt động trong nhà trường.

Những vấn đề then chốt trong đổi mới lãnh đạo và quản lý nhà trường:

- Lập kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

- Phát triển đội ngũ nhà trường.

- Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường.

- Huy động nguồn lực giáo dục.

- Phát triển giáo dục toàn diện học sinh.

Về văn hóa nhà trường: Mỗi thành viên cần xác định rõ xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường, với các định hướng:  nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau:  mỗi thành viên đều biết rõ công việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm, luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết định dạy và học. Tạo môi trường học tập thân thiện, có lợi nhất cho học sinh. Phân công trách nhiệm, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm; chia sẻ tầm nhìn; chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn: khuyến khích giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy và học; khuyến khích hợp tác, sáng tạo và đổi mới. Xây dựng các quy tắc giao tiếp, ứng xử với mọi thành viên trong nhà trường (giữa học sinh với học sinh; học sinh với GV; GV với học sinh; GV với BGH, với đồng nghiệp; GV với CMHS…) dựa trên các nguyên tắc sau: tôn trọng người khác, đặt vị trí mình vào vị trí của người khác trong giao tiếp, ứng xử; tôn trọng lời hứa, sự cam kết và hợp đồng; phê bình góp ý tránh cách nói mỉa mai, chỉ trích…làm tổn thương người khác. Xây dựng các quy tắc ứng xử với môi trường (bảo vệ sức khỏe; giữ gìn vệ sinh trường, lớp; bảo vệ môi trường sống; tiết kiệm năng lượng).

3.2.Về đổi mới hoạt động của giáo viên:

            Dạy để làm thay đổi người học: chuyển từ việc dạy học tập trung vào nội dung sang dạy học tập trung vào hình thành các năng lực cho học sinh.

Giảng giải ít, tự học nhiều: nuôi dưỡng sự tò mò và khát khao, nuôi dưỡng lòng yêu thích học tập suốt đời.

Về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và bồi dưỡng: tăng cường và nâng cao kỹ năng thiết kế và sử dụng bài giảng trình chiếu; tăng cường khai thác internet trong dạy học; giáo viên được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, của đội ngũ giáo viên hướng dẫn và khả năng thực tế của nhà trường.

Đổi mới hoạt động dự giờ của giáo viên: dự giờ không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên mà phải chú trọng đến việc tư vấn và thúc đẩy việc phát triển chuyên môn.

Đổi mới phương pháp dạy học:

+ Về sử dụng phương pháp sư phạm: giáo viên phải có chiến lược để tổ chức quản lý các hoạt động dạy học: cần thay đổi cách dạy, chuyển từ việc truyền thụ kiến thức sang tổ chức hoạt động học tập cho học sinh; giáo viên cần quan tâm tới nhu cầu học tập và cách học của học sinh.

+ Về trải nghiệm học tập: giáo viên cần phát huy khả năng tự kiểm soát đối với quá trình học tập của học sinh; khuyến khích học sinh lên các kế hoạch tự trải nghiệm để tìm tòi, khám phá, rút kinh nghiệm.

+ Về môi trường học tập: để tạo dựng một môi trường an toàn về mặt tình cảm, giáo viên cần cởi mở và chấp nhận các nhu cầu khác nhau cũng như những đặc điểm khác nhau của học sinh; nuôi dưỡng và khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm; có sự tương tác mang tính tôn trọng giữa giáo viên và học sinh. Để tạo ra môi trường học tập tích cực, giáo viên cần đề ra các quy định của lớp học và đưa ra các kỳ vọng, mong đợi; khi tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm cần có đủ thời gian để học sinh trả lời hay làm rõ những băn khoăn của mình; tôn trọng trật tự, quy trình; luôn khen ngợi, động viên những nỗ lực của học sinh.

+ Về nội dung học tập: nội dung học tập có thể lôi cuốn học sinh khi: giáo viên dùng các ví dụ thực tế trong cuộc sống để giúp học sinh có thể nhận biết giá trị và tính ứng dụng của nó. Qua đó học sinh có thể kết nối với kinh nghiệm, kích thích tính tò mò và làm cho học sinh muốn tìm tòi thêm; biến những chuyện xảy ra trong nhà trường, trong xã hội thành những nội dung có thể giảng trên lớp; tạo điều kiện để học sinh kết nối việc học ở trường với thế giới bên ngoài.

+ Về đánh giá học sinh: đảm bảo trung thực, khách quan; cần giúp học sinh biết điểm mạnh, điểm yếu của mỗi cá nhân để tiến bộ; giúp HS tái định hướng hoạt động học tập.   

4. Một số chỉ tiêu phấn đấu:

Là đơn vị dẫn đầu về môi trường thân thiện, học sinh tích cực; có nề nếp, kỷ cương về tác phong giảng dạy và học tập tốt.

100 % giáo viên và học sinh có sự hợp tác tốt trong học tập và giảng dạy.

80 % tập thể lớp được chọn là tiêu biểu về giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

80 % giáo viên, tập thể lớp HS được chọn là tiêu biểu về quản lý lớp học bằng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.

70 % giáo viên có khả năng khai thác tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

5-10 % học sinh tham gia thi giải Toán, Tiếng Anh trên mạng internet.

Phấn đấu đến năm 2020: 100 % học sinh được học Tiếng Anh theo Đề án 1400 Chính phủ.

Kế hoạch phát triển trường – lớp đến năm 2020:

 

Năm học

Khối 1

Khối 2

Khối 3

Khối 4

Khối 5

CỘNG

 

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

Lớp

Học sinh

2015 - 2016

4

106

4

118

3

110

3

92

3

80

17

506

2016 - 2017

4

100

4

106

4

118

3

110

3

92

18

526

2017 - 2018

4

100

4

100

4

106

4

118

3

110

19

534

2018 - 2019

4

100

4

100

4

100

4

106

4

118

20

524

2019 – 2020

4

100

4

100

4

100

4

100

4

106

20

506

 

V. CÁC GIẢI PHÁP  CHIẾN LƯỢC VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG:

 

Giải pháp chiến lược

Chương trình hành động

Thời gian thực hiện

Kinh phí

Giải pháp 1: Đổi mới việc dạy học

 

Chương trình 1 : Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.

- Hiệu trưởng : Tổ chức học tập nâng cao chuyên môn và cập nhật kiến thức xã hội cho phó hiệu trưởng và giáo viên.

- Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực ( Thực hiện chuyên đề, kiểm tra chuyên đề)

- Tăng cường các phương tiện giảng dạy hiện đại

 

 

- Tổ chức học tập trong hè và trong sinh hoạt chuyên môn của tổ khối vào đầu mỗi năm học.

- Áp dụng trong việc dạy học theo chương trình.

- Kết hợp các nguồn lực bên ngoài để trang bị dần các phương tiện theo thứ tự ưu tiên

 

 

- Sử dụng ngân sách cho việc tổ chức học tập.

 

- Sử dụng các nguồn ngân sách xã hội hóa cho việc trang bị các phương tiện học tập.

 

Giải pháp 2: Phát triển đội ngũ

Chương trình 2: Xây dựng và phát triển đội ngũ

- Nâng cao trình độ đội ngũ : chỉ tiêu 90% trên chuẩn

- Đảm bảo chất lượng, số lượng

 

 

 

- Nâng cao trình độ và hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên phục vụ

 

 

- Thực hiện trong 2 năm học 2015-16, 2016-2017 và thực hiện đề án tinh giản biên chế nâng cao chất lượng đội ngũ.

- Cử nhân viên học tập nâng cao tay nghề theo các chương trình đào tạo bổ sung; khuyến khích việc tự học.

 

 

 

- Sử dụng ngân sách cho việc tổ chức học tập.

 

- Sử dụng ngân sách hỗ trợ việc học tập nâng cao.

Giải pháp 3 : Đổi mới quản lý nhà trường

Chương trình 3: Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục.

- Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy học, hệ thống internet, Email cá nhân. Cải cách việc quản lý nhà trường, thực hiện tốt các chương trình quản lý chuyên môn Thongke.smas.edu.vn, phổ cập giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục.

- Hiệu trưởng lãnh đạo việc đổi mới chất lượng giáo dục toàn diện, ứng dụng CNTT trong dạy học.

 

 

 

 

- Thực hiện từ NH 2015-2016.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giải pháp 4: Phát triển cơ sở vật chất

Chương trình 4: Tu sửa,  bổ sung cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.

- Trang bị, duy tu, bảo dưỡng các máy vi tính ở phòng làm việc, phòng chức năng, phòng học để tổ chức làm việc và giảng dạy đạt hiệu quả cao.

- Thường xuyên tu bổ và bổ sung đầy đủ các phương tiện làm việc.Từng bước trang bị các phương tiện ứng dụng cao trong dạy và học.

- Tham mưu xây dựng 01 nhà hiệu bộ, 03 phòng học, hàng rào điểm trường Buôn Ciết, tu sửa các phòng học xuống cấp.

 

 

- Thực hiện từ NH 2015-2016.

 

 

 

 

- Sử dụng nguồn ngân sách mua sắm các phương tiện làm việc đáp ứng các yêu cầu của việc làm.

 

            VI. ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

            1. Cơ cấu tổ chức : Nhà trường xây dựng Ban xây dựng kế hoạch chiến lược nhà trường gồm các thành viên là đội ngũ cốt cán và giáo viên giỏi trong nhà trường.

2. Chỉ đạo thực hiện :

            - Hiệu trưởng chịu trách nhiệm triển khai quy trình xây dựng kế hoạch chiến lược của nhà trường .

            - Ban xây dựng có phân công cụ thể các thành viên chịu trách nhiệm thực hiện các bước và từng phần của kế hoạch chiến lược.

3. Lộ trình, tiến độ thực hiện :

            - Thực hiện từ năm học 2015-2016 đến năm học 2019-2020 có đánh giá và đối chứng kết quả, điều chỉnh kế hoạch theo từng thời điểm.

4. Phương thức đánh giá sự tiến bộ :

            -  Đánh giá kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường dựa trên các điều kiện có và cần có để kế hoạch thành công. Ban xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường và Hội đồng trường sẽ cùng xem xét các điều kiện khả thi của kế hoạch và công nhận bản kế hoạch.

            - Đánh giá kế hoạch qua lộ trình thực hiện ( học kì, cả năm và cả giai đoạn) bao gồm các bước kiểm soát : Trình tự thực hiện các giải pháp chiến lược( theo thứ tự hay kết hợp); Kiểm soát sự thực hiện của tổ khối chuyên môn và các bộ phận trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được phân công của kế hoạch chiến lược.

            - Đánh giá kết quả của kế hoạch qua từng năm học và cả lộ trình thực hiện.

5. Tiêu chí đánh giá:

            - Ban xây dựng kế hoạch chiến lược có nhiệm vụ xây dựng các tiêu chí đánh giá kế hoạch chiến lược dựa trên các điều kiện cơ bản để xây dựng kế hoạch thành công.

            - Bản tiêu chí sẽ gồm các mức độ: hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành.

6. Hệ thống thông tin phản hồi:

            - Là những thông tin được phản hồi từ chính những thành viên của nhà trường, của cộng đồng, của PHHS về việc thực thi kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường.

            - Các thông tin được góp ý chính đáng sẽ được ghi nhận và xử lý theo từng bộ phận liên quan ( Theo các bước : thực hiện phân tích S.W.O.T ( Strengths - Điểm mạnh, Weakness - Điểm yếu, Opportunities - Cơ hội, và Threats – Nguy cơ))

VII. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

1.  Đối với Ủy ban nhân dân huyện Cư Kuin

  • Phê duyệt, cấp kinh phí để trường cải tạo, sửa chữa trường lớp.

2.  Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

            - Quan tâm tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện, các phòng ban chức năng hỗ trợ nhà trường xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất, thực hiện tự chủ về biên chế, tài chính theo quy định.

            3. Đối với Ủy ban nhân dân xã EaTiêu

            - Chỉ đạo các đoàn thể, thôn buôn hỗ trợ nhà trường trên các mặt an ninh, chính trị và các hoạt động chuyên môn.

            - Tham mưu với UBND huyện Cư Kuin đầu tư tu sửa, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học.

Trên đây là định hướng phát triển của Trường tiểu học QUANG TRUNG trong giai đoạn 2015-2020, tập thể công chức, viên chức trong đơn vị quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ và định hướng phát triển đã đề ra./.

 

Nơi nhận :                                                                                              HIỆU TRƯỞNG

- Phòng GD&ĐT;

- UBND xã Ea Tiêu;

- BGH, CTCĐ, Tổ trưởng;

- Lưu : VT.                                                                                                          Đinh Thế Hùng

Hoàng Đình Thành

Xem thêm...

Thăm dò ý kiến

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu đổi mới thi cử. Theo bạn, nên:

Tổ chức riêng 2 kỳ thi Quốc gia: thi tốt nghiệp và thi đại học
Tổ chức 1 kỳ thi Quốc gia, vừa xét tốt nghiệp, vừa làm căn cứ tuyển sinh đại học
Xét công nhận tốt nghiệp, tổ chức 1 kỳ thi tuyển sinh đại học
Khác

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online:

Hôm nay:

Tổng lượng truy cập: