Điểm báo

Quy chế làm việc năm học 2016-2017

PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG THCS TÂN PHONG

 

 


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do - Hạnh phúc

                             

     Tân Phong,, ngày 01  tháng 9  năm 2016

 

QUY CHẾ LÀM VIỆC TRONG NĂM HỌC 2016-2017

Chương I

 QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

1.Quy chế này quy định tổ chức bộ máy nhà trường, nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, quan hệ công tác và trình tự giải quyết công việc của Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng ( sau đây gọi là lãnh đạo trường)

 2.Các cán bộ, giáo viên, viên chức văn phòng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác với Nhà trường, với lãnh đạo trường đều chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.

3. Trường hợp văn bản của Lãnh đạo trường ban hành trước Quy chế này quy định trình tự xử lý công việc khác với quy định trong Quy chế này thì áp dụng theo trình tự quy định tại Quy chế này.

Điều 2.Nguyên tắc làm việc của Lãnh đạo trường

1. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng làm việc theo chế độ kết hợp trách nhiệm của tập thể lãnh đạo trường với việc đề cao quyền hạn và trách nhiệm cá nhân. Mọi hoạt động của Lãnh đạo trường phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ các quy định của pháp luật và bảo đảm quyền, lợi ích của học sinh, giáo viên, nhân viên.

          2. Đề cao trách nhiệm cá nhân, mỗi việc chỉ một người phụ trách và chịu trách nhiệm. Hiệu trưởng là Thủ trưởng cơ quan được phân công công việc phải chịu trách nhiệm chính về công việc được phân công.

3. Xử lý công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo các quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác năm học và Quy chế làm việc của nhà trường.

4. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật giao.       

Chương II

TỔ CHỨC BỘ MÁY

Điều 3 : Hiệu trưởng – Phó Hiệu trưởng

            Trường THCS Tân Phong có 01 Hiệu trưởng phụ trách chung và phụ trách cơ sở vật chất; 01 Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và công tác VHVN-TDTT Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng do UBND Huyện bổ nhiệm.

             Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng thực hiện nhiêm vụ  theo sự phân công công tác của Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng và quy định chi tiết tại Quy chế này.

          Điều 4: Tổ chuyên môn - nghiệp vụ

1.Tổ chuyên môn : Được chia thành 02 tổ gồm: Tổ KHTN có 01 Tổ trưởng và 01 tổ phó; Tổ KHXH có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó; Tổ trưởng, tổ phó do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn vào đầu năm học.

2. Tổ hành chính : Gồm các viên chức làm công tác kế toán, thủ quỹ, văn thư, thư viện, nhân viên y tế. Có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ.

Điều 5: Hội đồng trường:

          Thực hiện theo Điều 20- Quyết định  số: 07/2007/QĐ-BGD&ĐT  ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp. Quyết định số: 1114/ QĐ- GD& ĐT ngày 25 tháng 5 năm 2016 do Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng.

Điều 6: Các Hội đồng trong nhà trường :

Các Hội đồng trong nhà trường do Hiệu trưởng thành lập trong năm học và làm Chủ tịch Hội đồng, trừ Hội đồng nêu tại mục b khoản 2 điều này, gồm:

1. Hội đồng thi đua và khen thưởng: Thành lập vào đầu năm học để giúp Hiệu trưởng tổ chức các phong trào thi đua, đề nghị khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, viên chức, học sinh trong nhà trường. Các thành viên của Hội đồng gồm: các Phó Hiệu trưởng, đại diện Chi uỷ Chi bộ, Chủ tịch Công đoàn (Phó Chủ tịch thi đua khối viên chức), Bí thư Chi đoàn ,  các Tổ trưởng chuyên môn, Tổ trưởng văn phòng và các giáo viên chủ nhiệm lớp. .

2. Hội đồng kỷ luật:

a) Đối với học sinh: Được thành lập để xét hoặc xóa kỷ luật theo từng vụ việc. Các thành viên gồm: Phó Hiệu trưởng, đại diện Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh  phạm lỗi, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và Trưởng ban đại diện Hội Cha mẹ học sinh.

b) Đối với cán bộ, giáo viên, viên chức: Việc thành lập, thành phần và hoạt động của Hội đồng này được thực hiện cho từng vụ việc và theo quy định của pháp luật.

3. Các Hội đồng khác: Như Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng xét lương … được thành lập theo yêu cầu cụ thể của từng công việc.Thành phần, nhiệm vụ, thời gian hoạt động của từng Hội đồng này do Hiệu trưởng quy định.

    Hiệu trưởng có thể thành lập một số Hội đồng tư vấn về giáo dục học sinh như giáo dục đạo đức- lối sống, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục tâm lý lứa tuổi…theo yêu cầu thực tế và khả năng đáp ứng của lực lượng giáo dục nhà trường.

      4. Các Ban chỉ đạo: Được thành lập cho từng công tác hoặc lồng ghép một số lĩnh vực công tác để đồng bộ trong chỉ đạo hoạt động, điều hành, tránh chồng chéo. Mỗi Ban chỉ đạo phải xây dựng quy chế hoạt động  riêng.

Điều 7: Tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam và các đoàn thể trong nhà trường.

       Nhà trường có Chi bộ Đảng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công đoàn được thành lập và tổ chức theo điều lệ Đảng, Đoàn, Công đoàn, Đội TNTP HCM.

        Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật thông qua quy chế hoạt động của Chi ủy.

Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác trong nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luật thông qua Quy chế phối hợp với Hiệu trưởng nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. 

 Chương III

QUY ĐỊNH CỤ THÊ

Điều 8 : Phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Hiệu trưởng.

1. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn của trườn; của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường quy định tại Điều 19 Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp. Hiệu trưởng quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường. Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng, các vấn đề có tính định hướng phát triển trên tất cả các lĩnh vực của trường THCS Tân Phong hệ công lập.

2. Hiệu trưởng có trách nhiệm, quyền hạn và giải quyết các công việc theo quy định tại Điều 19 Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp và các công việc mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Cách thức giải quyết công việc của Hiệu trưởng:

a) Trực tiếp hoặc phân công Phó Hiệu trưởng thay mặt Hiệu trưởng xử lý công việc trên cơ sở hồ sơ, tài liệu của các tổ chuyên môn, nghiệp vụ, các tổ chức, cá nhân liên quan và phiếu trình giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 18 Chương V Quy chế này. Trường hợp thực hiện công việc đã có quy định về trình tự, thủ tục của cấp có thẩm quyền thì theo quy định đó.

b) Trực tiếp hoặc phân công Phó Hiệu trưởng thay mặt Hiệu trưởng  họp, dự họp, làm việc với lãnh đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về thực hiện nhiệm vụ của ngành giáo dục và của địa phương.

c) Các cách thức khác theo quy định tại Quy chế này như: chỉ đạo trực tiếp đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền khi thấy cần thiết, đi công tác và xử lí công việc phát sinh thực tế tại trường, tiếp công dân, tiếp khách, giải quyết qua điện thoại, email.

Hiệu trưởng sinh hoạt hành chính ở tổ KHTN.

Ký trang đầu học bạ lớp 6, kys duyệt học bạ khối 9, ký cho phép học sinh chuyển lớp, chuyển trường

Phụ trách phối hợp giáo dục học sinh của trường tại các xóm: Mỹ Đô, Nam Bản, Tân An,  Trường thư.

Điều 9: Phạm vi giải quyết công việc của Phó hiệu trưởng:

1. Hiệu trưởng phân công Phó hiệu trưởng giúp Hiệu trưởng giải quyết công việc theo các nguyên tắc sau:

a) Mỗi Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng phân công chỉ đạo, xử lý thường xuyên các công việc cụ thể thuộc thẩm quyền của Hiệu trưởng trong một số lĩnh vực công tác của Lãnh đạo trường; theo dõi, chỉ đạo kiểm tra một hoặc một số tổ chuyên môn, nghiệp vụ; Phối hợp hoặc trực tiếp tham gia các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

          b) Trong phạm vi lĩnh vực công việc được giao, Phó Hiệu trưởng được sử dụng quyền hạn của Hiệu trưởng, nhân danh Hiệu trưởng khi giải quyết các công việc và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những quyết định của mình.

c) Phó hiệu trưởng chủ động giải quyết công việc được phân công; nếu có phát sinh những vấn đề vượt thẩm quyền phải kịp thời báo cáo Hiệu trưởng quyết định.

2. Trong phạm vi công việc được phân công, Phó hiệu trưởng có trách nhiệm và quyền hạn:

a) Chỉ đạo, kiểm tra các tổ chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ của tổ theo quy đinh tại Điều 19 Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp và các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

b) Thường xuyên theo dõi và xử lý các vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền của Hiệu trưởng; ký thay Hiệu trưởng các văn bản thuộc phạm vi, lĩnh vực được phân công, trừ hợp đồng.

c) Các trường hợp kí thay Hiệu trưởng khác phải tuân thủ quy định về uỷ quyền của pháp luật liên quan.

          Các Phó Hiệu trưởng sinh hoạt chuyên môn tại tổ chuyên môn có môn dạy chính, trường hợp cùng bộ môn thì Hiệu trưởng quyết định.

3) Những việc cụ thể các Phó hiệu trưởng giúp Hiệu trưởng:

 Phó hiệu trưởng chuyên môn:

- Tham mưu cho Hiệu trưởng về: biên chế, xếp lớp cho cho học sinh đầu năm học và đầu học kỳ II.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch dạy học theo qui định của Bộ GD-ĐT, của Sở GD – ĐT và chỉ đạo của PGD. Phó trưởng ban kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên và các tổ chuyên môn.

- Bố trí thời khóa biểu hoạt động giảng dạy chính khoá, hoạt động hướng nghiệp.

- Chỉ đạo hoạt động chuyên môn của thư viện, các phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính và các phòng học bộ môn. Chỉ đạo việc bảo quản và sử dụng học bạ, hồ sơ học sinh. Hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp.

- Đề nghị với Hiệu trưởng về  tu sửa các thiết bị, sách cho các phòng  chức năng, thư viện, các văn phòng phẩm, hồ sơ sổ sách cho giáo viên, học sinh và các lớp học theo quy định tại phụ lục.

- Duyệt thừa giờ giảng dạy. Cân đối và duyệt đề nghị chi kinh phí các hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn.

-  Duyệt, ký học bạ khối 7,8

- Tiếp nhận và chỉ đạo thực hiện các văn bản của cấp trên liên quan đến phần việc được giao.

- Tham gia quản lý công tác chủ nhiệm lớp: Chỉ đạo và kiểm tra GVCN xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm, thực hiện hồ sơ, sổ sách của lớp.

- Phụ trách phối hợp giáo dục học sinh của trường tại các xóm: Yên Định, Tiền Phong, Thịnh Đức, Nam Nhân

Điều 10 : Tổ chuyên môn

 Tổ chuyên môn thực hiện theo Điều 16 Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp và các quy định chi tiết:

1.  Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân của tổ viên ( năm học, và hàng tháng ); nghiêm túc thực hiện nội quy, quy chế chuyên môn và nghiệp vụ.

2. Họp tổ 02 lần trong tháng.

3. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên và nhân viên trong tổ. Xây dựng tập thể đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công tác và trong đời sống.

4.  Phối hợp với BGH để xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết và tinh thần phối hợp công tác của các nhân viên

           5. Thực hiện đủ nội dung, chương trình theo quy định của Bộ GD-ĐT, quy chế thi cử và kiểm tra, đánh giá học sinh; việc dạy thêm không được trái với quy định hiện hành.

           6. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, đổi mới kiểm tra, đánh giá HS, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh; tổ chức thao giảng, các hoạt động ngoại khoá, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu.

     7. Tổ trưởng tổ chuyên môn có nhiệm vụ:

- Quản lý, điều hành tổ chức các hoạt động của tổ và của các thành viên. Chủ trì các chương trình công tác, các cuộc họp của tổ, họp xét sáng kiến kinh nghiệm và đánh giá thi đua các thành viên của tổ

- Xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động của tổ trên cơ sở kế hoạch hoạt động của nhà trường. Có các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn. Tích cực khai thác phát huy hiệu quả việc sử dụng các phương tiện, thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy, tổ chức hoạt động ngoại khoá của tổ, của trường.

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chương trình, quy chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách và nghiệp vụ sư phạm các thành viên trong tổ. Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo trường về mặt chất lượng chuyên môn của tổ, nhóm mình phụ trách. Tham gia thanh kiểm tra toàn diện tổ viên, ký giáo án các nhóm trưởng bộ môn. Đề xuất với Hiệu trưởng để phân công giáo viên có năng lực hướng dẫn giáo viên tập sự và bồi dưỡng học sinh giỏi.

Tác giả:

Xem thêm

Con heo đất
Niềm vui ngày khai trường
Ngày hội đến trường