Điểm báo

KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2016 - 2017
PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
  TRƯỜNG THCS ĐẠO TÚ

Số: 09/KH-THCS CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc¬

Đạo Tú, ngày 11 tháng 10 năm 2016

KẾ HOẠCH
CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
NĂM HỌC 2016 - 2017

Căn cứ công văn số 407/PGD&ĐT-THCS ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Phòng GD&ĐT Tam Dương về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2016-2017.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017. 
Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, trường THCS Đạo Tú xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động chuyên môn năm học 2016-2017 như sau:
PHẦN I -ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I - Đội ngũ giáo viên :
- Tổng số : 34 (Trong biên chế: 26; GV hợp đồng: 8) – GV đi tăng cường 02
    Trong đó : -  Nữ : 26      - Đảng viên: 16
- Trình độ đào tào: 100% đạt chuẩn đào tạo
   Trong đó: 
+ Thạc sỹ: 02
+ Đại học sư phạm : 20         + Thạc sỹ: 02
+ Cao đẳng sư phạm: 12   
- Chuyên môn đào tạo :
+ Văn: 5+1 + Sử :         2 + Địa :         2
+ Toán :   4+1 + Lý :     2 + Hóa :   2
+ Sinh :   3 + KTNN  : 2 + Thể dục :   1
+ GDCD :     0 + KTCN: 1                                                                     + MT:     2
+ T Anh:         4 + Tin: 1 + AN 1
1- Những thuận lợi cơ bản:
- 100% GV có tư tưởng chính trị tốt, số Đảng viên chiếm tỉ lệ khá lớn. Tất cả đều yên tâm với nghề dạy học và nơi công tác, gắn bó với nhà trường .
 -  Tỉ lệ GV/ lớp so với định mức đảm bảo, chất lượng tương đối đều tay, nhiều GV có kinh nghiệm tốt trong giảng dạy và giáo dục.Tỉ lệ GV giỏi từ cấp trường đến cấp tỉnh chiếm 80%
 - Trình độ đào tạo: 100% GV đạt chuẩn, trên 70% GV có trình độ trên chuẩn. 
 - Tinh thần đoàn kết nội bộ tốt, GVcó tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
 - Trường có bề dày nhiều năm, liên tục là truờng tiên tiến và tiên tiến xuất sắc.
 - Trường có đủ cơ sở vật chất cho học một ca (sáng) nên thời gian dành cho các hoạt động chuyên môn nhiều hơn.
 - Công tác xã hội hóa GD ở địa phương đã được chú ý, phụ huynh học sinh đã quan tâm và ủng hộ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy. 
2- Những khó khăn lớn :
 - Đội ngũ GV tuy đủ về số lượng song vẫn còn thiếu cục bộ ở một số môn (GDCD…). Một số GV vẫn phải gỉảng dạy trái ban nên hiệu quả công việc còn thấp.
 - Một số GV chưa yên tâm công tác, chưa tâm huyết với nghề nghiệp. Một bộ phận GV chưa thực sự có ý thức phấn đấu, chỉ dừng ở mức độ hoàn thành công việc được giao.
II- Học sinh :
1. Số lượng :
-   Tổng số lớp : 9 Số học sinh : 306
+ Lớp 6 : 3lớp =  103 HS +Lớp 8 : 2 lớp= 78 HS
+ Lớp 7 : 2 lớp =  65 HS +Lớp 9 : 2 lớp  = 60 HS
2.Đánh giá về chất lượng:
 a. Hạnh kiểm:
 - Đa số học ngoan, lễ phép với thầy cô và người lớn tuổi. 
 - Biết đoàn kết, gắn bó xây dựng trường lớp. Mạnh dạn tham gia các hoạt động tập thể và xã hội. 
 -Tích cực lao động và rèn luyện thân thể. Có nhiêu tiến bộ trong nếp sống văn minh học đường.
 +Tồn tại : 
- Một số HS có ý thức ham chơi đua đòi chưa chú ý rèn luyện đạo đức.      
- Một bộ phận học sinh còn bao che khuyết điểm cho nhau.
b. Học lực:
 - Đa số học sinh chuyên cần, yêu thích học hỏi. Số học sinh đạt kết quả khá tăng dần qua các năm .
 - Nhiều em có ý thức vươn lên rõ rệt, cố gắng không ngừng.
 - Số học sinh đạt giải cấp huyện đã tăng lên đáng kể, trong năm học vừa qua trường có 27 HS đạt giải vòng huyện; có 04 HSG vòng tỉnh. Số HS có nhu cầu học tập ngày càng tăng .
+ Hạn chế :
 - Vẫn có học sinh  lười học, chưa cố gắng phấn đấu. Thiếu dụng cụ học tập.
 - Một số em ham chơi trò chơi điện tử nên ảnh hưởng lớn đên kêt quả học tập.
 III. Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học:
 1. Phòng học:  Hiện có 9 phòng. 
-Trong đó có 9 phòng học cao tầng. Có 05 phòng học bộ môn (Lý, Hoá, Sinh, TA, Tin học). 
  -Các phòng học đều đảm bảo diện tích, đủ chỗ ngồi cho học sinh học 1 ca.
 2. Bàn ghế: Có đủ bàn ghế cho HS ngồi học một ca. 
 3. Sân chơi bãi tập:  Bãi tập của HS trong giờ TD nội khóa chưa có.
 4. Thiết bị dạy học:
  - Đối với lớp 6,7, 8, 9: Đã có đủ thiết bị phục vụ chương trình giảng dạy.
  - Đã có 5 phòng học bộ môn (Vật lý, Hóa học,Tin học, Sinh,  TA) 
  - Chưa có phòng học âm nhạc.
IV. Những kết quả đã đạt được:
Trong năm học 2015-2016, không có HS bỏ học , không có học sinh lưu ban. Chất lượng đại trà có sự tiến bộ, học lực khá giỏi đạt 46,7%  trong đó loại giỏi vượt so với yêu cầu là 0,55%. Xếp loại hạnh kiểm 100% xếp loại khá giỏi không có HS xếp loại học lực TB. Các cuộc thi nhà trường tham gia đầy đủ,đạt vượt chỉ tiêu đề ra. Cụ thể :
a.Về chất lượng đại trà:

TS HS Hạnh kiểm
Tốt Khá TB Yếu Kém
TS % TS % TS % TS % TS %
257 209 81,32 48 18,68 0 0 0
TS HS Học lực
Giỏi Khá TB Yếu Kém
TS % TS % TS % TS % TS %
257 6 2,33 106 41,25 132 51,36 13 5.06 0 0
b. Kết quả các cuộc thi của HS:
+ Về văn hóa:
Cấp Nhất Nhì Ba KK Tổng
Huyện 1 2 2 22 27
Tỉnh 1 1 2 4
+Về TDTT: 
Cấp Nhất Nhì Ba KK Tổng
Huyện 0 1 6 0 7
Quốc gia 0 0 1 0 1
c. Kết quả các cuộc thi giáo viên:
Cấp Nhất Nhì Ba KK Tổng
Huyện 0 0 0 1 1
Tỉnh 1 1 2 1 5
Thi vào THPT 100% Hs dự thi đỗ THPT công lập
Danh hiệu thi đua cuối năm: LĐTT: 19; CSTĐCS: 03 ; 
Trường đạt TTLĐ.
PHẦN II
NỘI DUNG - CHỈ TIÊU - BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1.Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành đề ra.
 -Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thông qua những việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
 -Tiếp tục giảng dạy lồng ghép, tích hợp các nội dung của cuộc vận động và các phong trào thi đua nhằm tạo sự chuyển biến về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ GV-HS.
*Chỉ tiêu:
-100% CBGV-HS thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của nghành đã đề ra.
-Các phong trào thi đua đều được đánh giá, xếp loại khá trở lên.
*Biện pháp thực hiện:
-BGH và các tổ chức đoàn thể căn cứ tình hình thực tế của nhà trường thống nhất, xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết cho từng hoạt động. Đầu tư kinh phí thích đáng cho từng hoạt động.
-Tổ chức đổi mới hình thức hoạt động giáo dục theo chủ điểm, giáo dục truyền thống và giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tổ chức hoạt động “Tuần sinh hoạt thể”, hưởng ứng “tuần lễ học tập suốt đời” đầu năm học.
-Tổ chức các trò chơi dân gian hoạt động văn nghệ, TDTT... Hưởng ứng cuộc thi giải Toán, Tiếng Anh trên Internet...
-Kết thúc các hoạt động có đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời.
2. Chương trình giáo dục:
a.Thời gian:
Thùc hiÖn 37 tuÇn thùc häc, b¾t ®Çu tõ ngµy 29/ 8, khai gi¶ng ngµy 5/ 9/ 2015. 
Häc kú 1: Tõ 29/ 8/ 2016 ®Õn 06/01/ 2017 = 19 tuÇn;
Häc kú 2: Tõ  09/ 01/ 2016 ®Õn 25/5/2017  = 18 tuÇn;
KÕt thóc n¨m häc muén nhÊt lµ ngµy 31/ 5/ 2017;
XÐt tèt nghiÖp THCS xong tr­íc ngµy 15/6/2017;
TuyÓn sinh ®Çu cÊp xong tr­íc 31/7/2017.
*Chỉ tiêu:
100% GV thực hiện đúng đủ chương trình giảng dạy theo quy định; Nghiêm túc tuân theo PPCT các môn học.
*Biện pháp:
-Tổ chức ngày tựu trường, ngày học theo đúng hướng dẫn.
-Kết thúc học kỳ và năm học đúng thời gian.
-Không dồn ghép, cắt xén chương trình, GV có kế hoạch chi tiết và duyệt với BGH trước khi thực hiện.
-Xen kẽ các hoạt động dạy học, giáo dục, hoạt động tập thể phù hợp, hiệu quả với điều kiện của nhà trường.
b. Thực hiện dạy tự chọn:
* Yêu cầu, chỉ tiêu:
-Tiếp tục thực hiện đúng văn bản 8227/BGD-ĐT ngày 06/8/2007của Bộ GD&ĐT và văn bản 968/SGD-ĐT ngày 5/9/2007 của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc về hướng dẫn dạy tự chọn cấp THCS.
- Dạy đủ 2 tiết/ lớp/ tuần.
- Bố trí môn học tự chọn: Phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế nhà trường 
*Biện pháp:
- Rà soát đội ngũ giáo viên, căn cứ thực tế trường để lựa chọn môn học tự chọn. Năm học này bố trí học sinh  khối 6,7,8,9: học môn học tự chọn Tin học. 
- Bố trí dạy- học tự chọn trên TKB cùng với các môn văn hoá khác.
            -Việc lên kế hoạch, thực hiện chương trình, thời khoá biểu, quy chế chuyên môn thực hiện như các môn văn hoá khác.
c. Thực hiện tích hợp về GD môi trường và GD kỹ năng sống cho HS:
*Yêu cầu:
- Học sinh có hiểu biết về môi trường và các kiến thức bảo vệ môi trường xung quanh: lớp học, sân trường; có ý thức tự giác bảo vệ, hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường.
- Làm tốt công tác giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống các tệ nạn xã hội…
-Thực hiện việc lồng ghép nội dung cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào một số môn học và các hoạt động GD trong nhà trường.
-Thực hiện tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho HS: Kỹ năng học tập, ứng xử các tình huống, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống bạo lực học đường, chung sống hoà bình, rèn luyện và ý thức bảo vệ sức khoẻ….
*Biện pháp: 
- Thành lập BCĐ công tác HN, bảo vệ môi trường; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.
-Kiểm tra giám sát các GV dạy môn học Ngữ văn, Lịch sử, GDCD, HĐNGLL, Âm nhạc, Mỹ thuật, GVCN  về việc dạy học lồng ghép, tích hợp nội dung cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, kỹ năng sống…trong  giảng dạy và tổ chức các hoạt động GDNGLL của nhà trường.
- Tổ chức các hoạt động làm sạch môi trường: Trồng chăm sóc cây, vệ sinh lớp học, trường, nơi ở.
-Thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể, tạo tình huống và hướng dẫn HS cách ứng xử phù hợp nhất. 
d. Thực hiện các nội dung giáo dục địa phương:
*Yêu cầu: 
Quán triệt thực hiện dạy học chương trình địa phương, xây dựng kế hoạch dạy theo chủ đề liên môn, cho tìm hiểu về địa danh, sự kiện thêm phong phú 
Tiếp tục thực hiện hướng dẫn tại công văn số 5977/BGD&ĐT ngày 07/7/2008. Nội dung GD địa phương phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học, gắn lý luận với thực tiễn, giáo dục truyền thống cho HS.
*Biện pháp: 
-Kết hợp giảng dạy với liên hệ thực tiễn các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá, lịch sử của địa phương.
-Thực hiện tốt các nội dung GD địa phương ở các tiết học quy định trong PPCT. Đối với môn Lịch sử dùng tài liệu do Sở GD&ĐT phối hợp với Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc biên soạn.
-GV các bộ môn có chương trình GD địa phương chủ động sưu tầm tài liệu, đưa vào nội dung bài dạy, thực hiện việc tích hợp các nội dung địa phương vào các bài cho phù hợp đặc thù từng môn học.
e) Chú trong dạy học tích hợp kiến thức liên môn Giáo dục đạo đức, pháp luật,  nhất là học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh. Các môn dạy có nội dung liên quan tích hợp các chủ đề theo hướng liên môn, tuyên truyền, giáo dục bảo vệ chủ  quyền biển đảo, môi trường,  sức khỏe, phòng tránh thiên tai,... liên hệ với thực tế phù hợp với địa phương.
 f)  Tăng cường thực hiện giáo dục hòa nhập, trẻ khuyết tật, vận dụng quy chế đánh giá, xếp loại theo hướng động viên khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh khuyết tật được hòa nhập học tập và có thể học lên sau phổ thông. Không coi học sinh khuyết tật là ngồi nhầm lớp. 

3. Tổ chức các hoạt động giáo dục: 
a. Phân công thực hiện các hoạt động GD:  
-Phân công GV tham gia các hoạt động GD như: HĐNGLL, GD hướng nghiệp, thực hiện giảng dạy đúng PPCT, được tính như các môn học khác (Tổng PTĐ phụ trách HĐNGLL; HT phụ trách GD hướng nghiệp). Các giờ chào cờ đầu tuần, giờ SH lớp cuối tuần do Hiệu trưởng, Tổng PTĐ và GVCN quản lý, chỉ đạo.
-Công tác tư vấn: Mỗi GV đều có trách nhiệm tư vấn cho học sinh, cha mẹ HS về các vấn đề liên quan đến các hoạt động GD, trong đó tư vấn của các GVCN giữ vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ HS vượt qua những khó khăn mà các em gặp phải trong học tập và sinh hoạt. BGH sẽ hỗ trợ GV trong các trường hợp cần thiết. 
- Tổ chức cho HS tham dự thi giải Toán, tiếng anh trên Internet, thi giải Toán trên máy tính cầm tay, thi nghiên cứu KHKT…
b. Thực hiện tích hợp giữa HĐNGLL và GD hướng nghiệp:
+HĐNGLL:
-Thực hiện đủ các chủ đề quy định: 2 tiết/tháng
-Thực hiện tích hợp nội dung HĐNGLL sang môn GDCD ở các chủ đề về đạo đức và pháp luật; đưa nội dung GD về Công ước quyền trẻ em vào HĐNGLL lớp 9 và tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” vào các HĐNGLL.
+GD hướng nghiệp lớp 9:
-Thành lập BCĐ hướng nghiệp do đ/c PHT làm trưởng ban. 
-Thực hiện đủ 1 tiết/tháng. Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp phân luồng học sinh sau trung học thực hiện đề án 5178/ĐA-UBND, ngày 06/12/2011 của UBND tỉnh và Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND, ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh về dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012-2020. 
-Thực hiện chương trình 01 buổi/3 tháng.
+ Củng cố, kiện toàn Ban tư vấn hướng nghiệp nhà trường; xây dựng kế hoạch hoạt động (báo cáo Phòng GD&ĐT trước ngày 15/10/2016);
+ Bố trí phòng làm việc, đầu tư thiết bị và tài liệu phục vụ công tác tư vấn hướng nghiệp.
4. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá: 
Mỗi GV phải nhận thức được “Định hướng đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá, thi cử là quá trình xuyên suốt trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục”. Đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG kết quả giáo dục, thực hiện đánh giá trong quá trình dạy học - giáo dục với đánh giá kết quả giáo dục.
a. Đổi mới phương pháp dạy học:
* Yêu cầu cần đạt:
- Nâng cao chất lượng giờ dạy - học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, chấm dứt tình trạng dạy học theo lối “đọc - chép”, “nhìn chép”.
- GV hướng dẫn HS rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu các tài liệu học, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ từ đó tăng tính chủ động trong học tập của HS và sự tương tác giữa GV và HS trong quá trình dạy – học.
- Bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, khả năng tự học, tự tìm tòi, năng lực vận dụng sáng tạo trên cơ sở hoạt động nhóm.
-Việc đổi mới PPDH phải được tiến hành thường xuyên, sâu rộng, không hình thức, gắn liền với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Tổ chức và động viên HS tích cực tham gia Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho HS trung học cơ sở.
*Chỉ tiêu:  
+ 100% giáo viên không dạy theo phương pháp đọc-chép; nhìn-chép
+ 100% giáo viên thực hiện ít nhất 1 đổi mới PPDH.
+100% các giờ dạy có yêu cầu sử dụng TBDH được thực hiện.
*Biện pháp:
- Có đủ bài soạn khi lên lớp. Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên và học sinh. Thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, vừa sức với từng đối tượng học sinh. Đặc biệt chú ý bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, tự tìm tòi, tự học là chính, rèn kỹ năng vận dụng sáng tạo các kiến thức đó học.
- Dạy học sát với đối tượng HS tại trường (Đa số là HS TB và yếu), chú ý đến việc nâng cao chất lượng đại trà. Tăng cường bồi dưỡng HS khá giỏi (Tập trung vào các môn Sinh, Sử, Địa, T.Anh) đồng thời có kế hoạch phụ đạo HS yếu kém. 
- Sử dụng hợp lý, hiệu quả đồ dùng, thiết bị dạy học, vận dụng việc sử dụng CNTT gắn lý thuyết với thực tế, thực hành. Khuyến khích GV soạn, giảng trình chiếu. Khai thác tối đa hiệu quả các phòng học bộ môn, nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh.
- Rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong sáng, sinh động, dễ hiểu; xây dựng mối quan hệ thân thiện, gần gũi, tôn trọng nhau giữa giáo viên và học sinh.
- Bồi dưỡng tình cảm hứng thú, giáo dục thái độ tích cực, tinh thần chủ động, sáng tạo trong học sinh, phát huy vai trò chủ động của giáo viên.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp theo nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, rèn luyện kỹ năng hoạt động xã hội, ứng xử tình huống cho học sinh.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên qua việc dự giờ thăm lớp, dạy chuyên đề, giải bài tập khó, hội thảo…. mỗi giáo viên đều có sản phẩm tham gia xây dựng “Nguồn học liệu mở” của Sở giáo dục.
- Áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các PPDH tích cực khác theo hướng dẫn tại công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 của Bộ GDĐT; và sử dụng di sản văn hoá trong dạy học theo Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và văn bản 5555/BGD&ĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GD&ĐT. 
- Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức các chuyên đề theo tổ. Tập trung vào nâng cao hiệu quả giờ dạy học trên lớp gắn với việc sử dụng CNTT. Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện công văn số 5555 của BGD & ĐT V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và KTĐG.
- Hiệu trưởng, PHT dự giờ ít nhất mỗi GV 1giờ/năm học để nắm bắt tình hình vận dụng PPDH tích cực của GV.
b. Đổi mới kiểm tra, đánh giá.
*Yêu cầu:
Tác giả:

Xem thêm

Con heo đất
Niềm vui ngày khai trường
Ngày hội đến trường