line-menu
dong ke

04/2020

02

Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học học kì II, năm học 2019-2020 Chương trình GDPT Tải về

Thông báo từ : Phòng Giáo dục & Đào tạo Huyện Cukuin

11/2018

15

Thông báo về việc đăng kí và nộp hồ sơ Dự án thi KHKT năm học 2018-2019 Tải về

Thông báo từ : Phòng Giáo dục & Đào tạo Huyện Cukuin

11/2017

04

Danh sách Dự án KHKT được chọn dự vòng thi lĩnh vực Cuộc thi KHKT năm học 2017-2018 Tải về

Thông báo từ : Phòng Giáo dục & Đào tạo Huyện Cukuin

07/2016

30

Bộ GD&ĐT hướng dẫn ngắn các bước để thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển trực tuyến

Thông báo từ : Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk

ke-truyen
the-thao
kheo-tay
tro-choi
bai-hat
tiet-day-tham-khao

6 cách để tăng cường phát triển cảm xúc của trẻ

Với 6 cách đơn giản và thú vị sau đây sẽ giúp bé phát triển tình cảm của

Giao quyền chủ động cho giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học

Trong việc dạy học cả ngày năm học 2014- 2015, theo Sở GD-ĐT tỉnh Hậu Giang, có

Tụi con đã có nước sạch rồi”!

Đó là câu hò reo sung sướng của các em nhỏ tại trường tiểu học Thiện Hưng
Trường đóng cửa, 400 trẻ chen chúc học trong nhà văn hóa thôn09/09/2015

Chúng tôi trở lại Trường mầm non xã Thiệu Nguyên (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) vào những ngày đầu năm học mới. Các phòng học nơi đây cửa đóng im lìm, khác với những lần trước là rộn rã tiếng hát, tiếng đọc của các cháu học sinh.

Tiếp chúng tôi, cô giáo Nguyễn Thị Nhi - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, trước khi khai giảng năm học mới, UBND huyện Thiệu Hóa đã có quyết định đóng cửa trường do đã quá xuống cấp, hơn nữa lại bị ô nhiễm từ kho thuốc trừ sâu cũ, sợ ảnh hưởng đến các cháu cũng như giáo viên nhà trường.

 

Trường mầm non xã Thiệu Nguyên phải đóng cửa do xuống cấp và ô nhiễm thuốc trừ sâu

Từ khi có quyết định đóng cửa, ban giám hiệu cũng như các giáo viên Trường mầm non Thiệu Nguyên rất vui mừng vì từ nay cô trò không còn phải vừa học vừa nơm nớp lo trường sập, cũng không phải thường trực sống trong môi trường bị ô nhiễm thuốc trừ sâu nữa. Nhưng niềm vui ấy không trọn vẹn vì trường đóng cửa rồi thì các em học sinh cùng giáo viên nhà trường sẽ học tập và giảng dạy ở đâu.

Năm học mới cận kề, việc tìm chỗ học tập cho các cháu được thực hiện cấp bách, chính quyền địa phương đã “linh động” bố trí cho nhà trường chuyển về nhà văn hóa các thôn trong xã học. Chỉ có 7/9 nhà văn hóa thôn được chọn làm lớp học nên gần 400 cháu ở các độ tuổi khác nhau phải chen chúc nhau trong các phòng học tạm này.

 

Gần 60 cháu học sinh ngồi chen chúc nhau trong một nhà văn hóa thôn

“Không chỉ khó khăn về việc thiếu phòng và không gian học tập mà chúng tôi còn gặp khó khi sắp xếp các cháu ở các độ tuổi để dạy sao cho phù hợp. Hầu hết bàn ghế được chuyển từ trường cũ về nhưng tất cả vừa cũ vừa không đạt chuẩn. Đồ dùng học tập cũng thiếu rất nhiều. Theo quy định mỗi lớp chỉ được tối đa 25 cháu nhưng hiện tại các lớp của trường đều có số học sinh quá tải gấp 2 - 3 lần. Phòng học chật hẹp, các cháu ở các độ tuổi khác nhau phải ngồi chung rất khó cho các cô trong việc ổn định tổ chức, giảng dạy chuyên môn cho phù hợp” - cô Nhi cho biết.

Chính vì thiếu phòng học mà trong năm học này, nhà trường không dám nhận thêm các cháu trong độ 2 tuổi đến lớp. “Nhiều phụ huynh có con em đến độ tuổi ra lớp cũng rất mong muốn được cho con đến trường nhưng vì không có phòng học mà chúng tôi không dám nhận thêm trẻ” - cô Nhi nói.

Năm học này Trường mầm non Thiệu Nguyên cũng không tổ chức nấu ăn bán trú cho học sinh. Phụ huynh có con em theo học tại trường cũng phải chịu chung cảnh khó khăn với trường khi phải đưa đón con đi học 4 lần/ngày.

 

Khu vực ô nhiễm thuốc trừ sâu tại trường mầm non xã Thiệu Nguyên được cắm biển cảnh báo nguy hiểm

Vệc điều hành công tác dạy và học của nhà trường cũng vì thế mà bị đảo lộn. Như trước kia, học tập chung một chỗ công tác quản lý cũng được tập chung thuận tiện. Hiện nay, mỗi ngày ban giám hiệu nhà trường phải chia nhau đến từng nhà văn hóa của các thôn thăm, dự giờ, chỉ đạo chung để các giáo viên thực hiện tốt theo quy định của ngành đề ra.

“Dù thiếu thốn về vật chất, giáo viên chúng tôi cũng luôn quán triệt phải thực hiện thật tốt quy định đề ra để đảm bảo chất lượng dạy và học của nhà trường” - cô Nhi chia sẻ.

Khi được hỏi về những mong muốn của nhà trường, cô Nhi cho hay: "Mong muốn thì nhiều lắm. Chúng tôi chỉ mong sao ngôi trường mới sớm được xây dựng để ổn định nơi học tập cho các cháu. Nhà trường cũng mong sao có đủ trang thiết bị phục vụ dạy và học. Đây không chỉ là mong muốn của nhà trường mà cũng là sự mong mỏi chung của các tầng lớp nhân dân và các bậc phụ huynh trong xã”.

 

Trường đóng cửa, các phòng học cửa khóa im lìm.

Trao đổi với Dân trí ông Hoàng Viết Chọn - Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa cho biết, trước việc Trường mầm non Thiệu Nguyên bị xuống cấp cũng như ô nhiễm từ kho thuốc trừ sâu cũ, huyện đã báo cáo lên tỉnh xin đóng cửa trường. Việc đóng cửa trường để đảm bảo an toàn cho các cháu học sinh cũng như giáo viên nhà trường. Trường được về học tạm tại các nhà văn hóa thôn biết là khó khăn nhưng cũng được sự thông cảm của các bậc phụ huynh.

"Huyện đã có báo cáo, các Sở cũng đã có văn bản trình UBND tỉnh. Khi có quyết định cuả UBND tỉnh, chúng tôi cho triển khai việc xây trường mới ngay" - ông Chọn cho hay.

Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, Trường mầm non xã Thiệu Nguyên vốn là Trường tiểu học Thiệu Nguyên được xây dựng từ nhiều năm trước. Sau thời gian sử dụng, ngôi trường này đã xuống cấp nghiêm trọng. Bên cạnh đó, trường nằm bên kho thuốc trừ sâu cũ nên bị ô nhiễm không khí và nguồn nước rất nặng.

Sau quá trình kiểm tra, xác định trường nằm trong vùng nhiễm thuốc trừ sâu nghiêm trọng, mới đây sau khi được sự đồng ý của UBND tỉnh Thanh Hóa, huyện Thiệu Hóa đã quyết định đóng cửa trường học này. Đến thời điểm này, việc triển khai xây dựng ngôi trường mới vẫn chưa được thực hiện. Vì thế nên gần 400 học sinh mầm non và hơn 20 giáo viên của nhà trường vẫn đang phải dạy và học trong các nhà văn hóa thôn.

Anh Chiến

Tin liên quan

Đắk Nông thiếu gần 500 giáo viên mầm non29/08/2015

Đắk Nông hiện có khoảng 30.000 học sinh mầm non với tổng số gần 1.000 lớp học thuộc 103 trường mầm non, mẫu giáo. Hiện toàn tỉnh đang thiếu gần 500 giáo viên mới đáp ứng được nhu cầu dạy và học.

Bộ GD&ĐT lấy ý kiến điều chỉnh chương trình giáo dục01/09/2015

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến chuyên gia để điều chỉnh chương trình giáo dục mầm non.

Khánh Hòa thí điểm dạy tiếng Anh trong các cơ sở mầm non05/09/2015

Năm học 2015-2016, Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa sẽ tổ chức triển khai thí điểm cho trẻ làm quen với ngoại ngữ (Tiếng Anh) trong các cơ sở mầm non, trừ 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

Hàng rào của ngôi trường mầm non nơi hai cậu nhóc dùng xẻng09/09/2015

Mạng xã hội Nga đang kinh ngạc trước tin hai nhóc 5 tuổi nước này dùng xẻng đồ chơi đào hố dưới hàng rào để trốn khỏi trường mầm non, rồi cùng nhau đến cửa hàng ô tô 'mua một chiếc xe người lớn' để 'tẩu thoát'.