Tin tức Tin tức/(Trường dạy trẻ khuyết tật)/Tin tức - Sự kiện/
Nam sinh cấp 3 chế tạo thành công ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời
Nam
sinh cấp 3 chế tạo thành công ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời
Tận dụng đồ phế thải để chế tạo ô
tô chạy bằng năng lượng mặt trời
Vốn
là con út trong gia đình có 4 anh chị em, Hưởng được bố mẹ cưng chiều nhất nhà.
Từ nhỏ, những chiếc ô tô đồ chơi của bố mẹ, anh chị mua cho, Hưởng xem đó là
“báu vật”. Cũng vì đam mê ô tô nên Hưởng đặc biệt thích những gì liên quan đến
nó. Chính vì vậy mà Hưởng luôn ao ước sẽ sở hữu một chiếc ô tô do chính tay
mình tạo ra. Chính ao ước ấy luôn thôi thúc cậu học trò nhỏ.
Chiếc
ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời do cậu học trò Đoàn Quang Hưởng chế tạo.
Đầu
năm 2014, Hưởng đang học lớp 12 Trường THPT Trần Nhân Tông (huyện Nghĩa Hưng,
Nam Định). Lúc này, Hưởng bắt đầu có ý tưởng chế tạo ô tô chạy bằng năng lượng
mặt trời. Sau một thời gian dài tìm hiểu cũng như tham khảo ý kiến của người
thân và tìm tòi trên mạng, tháng 8/2014, Hưởng bắt tay vào chế tạo ô tô chạy bằng
năng lượng mặt trời. Sau hơn 4 tháng cần mẫn, không nản lòng, Hưởng đã chế tạo
thành công chiếc xe ô tô không xả khói bụi ra môi trường.
Chiếc
xe hoàn thiện có chiều dài 1,8m, chiều rộng 1,2m, chiều cao 1,5m, trọng lượng
xe 190kg. Xe có một chỗ ngồi và một thùng để đồ, vận tốc tối đa xe đạt được là
30km/h. Hiện nay, chiếc xe được sử dụng để đi lại trong làng xã, đưa đón các em
nhỏ đi học ở xa, giúp bố mẹ vận chuyển hàng hóa.
Cậu
học trò Đoàn Quang Hưởng với chiếc xe ô tô của mình
Nguyên
liệu để Hưởng làm nên chiếc ô tô này hầu hết là tận dụng từ những đồ phế thải
có thể dùng được để lắp ráp. 4 bánh xe được lấy từ chiếc xe máy Attila của nhà
bị hỏng; bình ắc quy, xi-nhan được lấy từ xe máy điện cũ của anh trai. Các phụ
kiện khác như pin mặt trời và những bộ phận quan trọng để đạt được chất lượng tốt
nhất cho xe thì em mua để lắp ráp. Khung xe được làm bằng thanh tôn mạ kẽm, vừa
nhẹ, vừa chắc điều này giúp trọng lượng xe được giảm đi đáng kể, giúp xe chạy
nhanh hơn. Những bộ phận quan trọng thì Hưởng phải mua mới để đảm bảo chất lượng.
Chiếc xe này Hưởng chế tạo có tổng chi phí khoảng 20 triệu đồng.
Chiếc
xe bon bon chạy trên đường trong sự thán phục của nhiều người
Cô
Trần Thị Trinh (SN 1958), mẹ của Hưởng chia sẻ: “Từ nhỏ, thằng Bống (tên thân mật
của Hưởng ở nhà - PV) đã mê mẩn với ô tô, làm gì cũng ô tô, bế cháu, nấu cơm, học
cũng thích vẽ ô tô. Hôm nó xin tôi 3 triệu đồng để trả chi phí làm ô tô, lúc đầu
nó cũng chẳng dám nói là chế tạo ô tô, nhưng sau đấy cu cậu mới khai thật. Lúc ấy
bực lắm, vì chỉ muốn con chú tâm vào việc học, nhưng thương con nên cũng đành
cho nó. Đến khi thấy con nó lái xe về đến cửa nhà, tôi vui rơi nước mắt”.
Cô
Trần Thị Trinh (mẹ em Hưởng) rất tự hào về con mình
Hưởng
tâm sự: “Những kiến thức về ô tô em có được là qua mày mò và tìm đọc các tài liệu
trên mạng internet. Tuy nhiên khi bắt tay vào chế tạo, em gặp rất nhiều khó
khăn. Vừa làm em vừa tìm hiểu, sai ở đâu thì em sửa ở đó, em đã phải tháo ra lắp
vào rất nhiều lần những chi tiết thiết kế, tính toán chưa phù hợp. Những chỗ
nào chưa hiểu em lại nhờ thầy giáo môn Vật lý ở trường hướng dẫn và giúp đỡ”.
Dự định học về sửa chữa ô tô
Trong
cuộc thi “Sáng tạo khoa học tỉnh Nam Định”, chiếc ô tô do Hưởng chế tạo đã đạt
giải Khuyến khích. Ban giám khảo cuộc thi đánh giá chiếc xe có nhiều ưu điểm
như: khối lượng nhẹ, chi phí thấp, phù hợp với việc di chuyển trong cự ly ngắn,
đường hẹp, nhiều góc cua.
Hưởng
cho biết: “Vì thời gian chế tạo ra chiếc xe quá ngắn nên nhiều lỗi em chưa khắc
phục được; mặt khác các bộ phận của xe đều là đồ phế thải nên chất lượng chưa
được như mong muốn. Nhưng em chắc chắn, khi chế tạo và lắp ráp chiếc xe thứ 2,
thứ 3… bằng vật liệu mới thì chất lượng của chiếc xe ô tô sẽ được cải thiện”.
Thầy
Nguyễn Văn Nam - giáo viên bộ môn Vật Lý Trường THPT Trần Nhân Tông tâm sự về cậu
học trò của mình: "Nếu nói về lý thuyết thì Hưởng không phải là học trò xuất sắc,
nhưng về thực hành thì em ấy thực sự giỏi và rất thông minh. Chiếc xe ô tô Hưởng
chế tạo tôi đã chạy thử, về độ an toàn của xe khá tốt, được trang bị cả phanh
tay và chân, có đèn xi-nhan, đèn phanh đầy đủ. Tốc độ của xe đạt tối đa 30km/h
nên cũng khá an toàn. Mặc dù còn một số hạn chế, nhưng tôi tin với sức sáng tạo
và đam mê của Hưởng, em sẽ làm tốt hơn thế nhiều".
Dù
đạt được những thành công nhất định trong việc chế tạo chiếc ô tô chạy bằng
năng lượng mặt trời, tuy nhiên, chiếc xe vẫn còn một số hạn chế như: số lượng
người ngồi ít, giảm xóc yếu; thiếu một số bộ phận như: đồng hồ đo tốc độ, bảng đo
điện năng, điều hòa,…
Hưởng
cho biết, nếu có nhà đầu tư hoặc tài trợ, em sẽ làm ra nhiều sản phẩm tốt hơn.
Trong
kỳ thi THPT quốc gia, Hưởng đạt số điểm 22, nhưng Hưởng cho biết, kết quả trên
chỉ để xét tốt nghiệp THPT, em không có ý định xét tuyển vào trường ĐH, CĐ nào.
Em sẽ theo đuổi con đường đam mê của mình là làm việc liên quan đến ô tô.
Nói về dự định tương lai của mình, Hưởng chia sẻ: “Em đang dự định học về sửa chữa ô tô. Dự định tương lai là phấn đấu có gara của riêng mình. Nếu sản phẩm em có nhà đầu tư hay tài trợ thì em sẽ làm ra nhiều cái tốt hơn trước nhiều. Nhưng cái đấy hơi khó, em cũng không chắc chắn là có người sẽ đầu tư”.
Tin cùng chuyên mục
- Học sinh lớp 8 làm hệ thống tưới nước nhỏ giọt từ nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền
- Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Kim Bổng: Nhà khoa học người Việt được tôn kính
- Thiếu niên Canada gốc Việt phát minh thiết bị cảnh báo trụy tim vì mẹ
- GS Toán học người Pháp nói về việc giữ chân nhân tài