Hội nghị Điển hình tiên tiến ngành Giáo dục và Đào tạo TP. Cần Thơ lần II giai đoạn 2015 - 2020

Ngày đăng : 17-04-2015

Tham dự Hội nghị điển hình tiên tiến ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ giai đoạn 2015 – 2020, Ban Tổ chức hân hạnh đón tiếp các đồng chí là Lãnh đạo phụ trách Ban Thi đua thành phố, Lãnh đạo các Sở ban ngành và hơn 150 đại biểu, đại diện những điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua ngành giáo dục và đào tạo thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2015 cũng có mặt để tham dự hội nghị.

Sau chương trình văn nghệ biểu diễn với những tiết mục đặc sắc do đơn vị Phòng GD&ĐT Bình Thủy đảm trách, toàn thể các đại biểu tham dự Hội nghị đã nghe ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, Phó Trưởng ban Thường trực thi đua ngành Giáo dục thành phố Cần Thơ báo cáo tổng kết phong trào thi đua giai đoạn 2010 – 2015 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác thi đua khen thưởng giai đoạn 2015 – 2020.

Minh họa cho nội dung báo cáo về những thành tích đạt được trong phong trào thi đua giai đoạn 2010 – 2015 ngành giáo dục và đào tạo thành phố Cần Thơ, lần lượt 05 báo cáo điển hình được Ban Tổ chức đưa vào chương trình hội nghị nhằm vừa minh họa cho những thành tích tiêu biểu đạt được, lại vừa giúp mọi người nhận rõ quá trình phấn đấu, những nỗ lực vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao của các tập thể và cá nhân đến từ các đơn vị: trường THPT Thuận Hưng, trường THPT chuyên Lý Tự Trọng; trường Tiểu học Long Hòa 1, trường THPT Giai Xuân và trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Cần Thơ.

Mỗi báo cáo điển hình là một nét riêng trong vượt khó nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong 5 năm qua, nhưng cảm động và gây được ấn tượng nhiều nhất đối với các đại biểu tham dự hội nghị, đó là hoàn cảnh, trường hợp vô cùng đặc biệt của em Nguyễn Chí Toàn, học sinh trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Cần Thơ trong nỗ lực phấn đấu, vượt khó của bản thân.

Trước toàn thể các đại biểu tham dự hội nghị, em Toàn chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của mình:

“Tôi sinh ở một vùng quê nghèo thuộc xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Mẹ kể: lúc nhỏ tuy tôi mới sinh chỉ vài tháng tuổi nhưng rất hay nghịch phá đồ đạc trong nhà, đến mười tháng tuổi tôi đã chập chững bước đi trong niềm hân hoan của gia đình. Cũng sau đó là cơn sốt bại liệt ập đến, mặc dù chạy chữa khắp nơi nhưng đôi chân tôi càng ngày bất động và teo lại. Kể từ đó, tôi thành người khuyết tật, tôi rất may mắn được sống trong một gia đình hạnh phúc, mọi người rất yêu thương tôi. Khi tôi tới tuổi đến trường, mọi người thay phiên đưa rước hằng ngày; nhớ những lần mẹ cõng tôi từ trường về mà mồ hôi mẹ ướt đẫm cả áo, giờ nghĩ lại thấy thương mẹ vô cùng.

Tuổi thơ của tôi rất hồn nhiên, luôn đầy ắp tiếng cười, tôi đã lớn lên trong tình thương vô bờ bến của gia đình. Tôi chẳng bao giờ biết buồn, suy nghĩ hay lo lắng cho “cái khuyết tật” mà mình đang gánh lấy.

Nhưng, đến khi tôi trưởng thành thì bao nhiêu lo lắng, trăn trở về bản thân không dứt. Trong lúc đó, chiếc radio là người bạn thân nhất của tôi, tôi rất thích nghe nhạc, hằng ngày tôi đều mở radio nghe không bỏ sót chương trình ca nhạc nào. Cũng chính vì vậy mà âm nhạc đã thấm vào hồn tôi thế rồi, tôi bắt đầu có một ước mơ là trở thành một nhạc công để đàn những bài hát mà mình yêu thích. Tôi biết ước mơ của tôi rất khó thực hiện bởi vì học đàn cũng rất tốn kém mà gia đình thì khó khăn, với lại người khuyết tật đi học đàn cũng bất tiện nên đành tạm gác lại mơ ước của mình.

Một hôm, tôi được giới thiệu tham gia vào hội Người khuyết tật Thành phố Cần Thơ, tôi bắt đầu làm việc và học tập ở đó. Và hằng năm, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thành phố Cần Thơ tổ chức đưa vào vận động viên khuyết tật tham gia thi đấu thể thao toàn quốc, tôi đăng ký tham gia môn Bơi lội, thật may mắn năm nào tôi cũng được giải. Đến nay tôi đã được 23 huy chương các loại gồm: 07 vàng, 14 bạc, 02 đồng.

Mỗi lần được giải có được thưởng chút ít tiền thưởng, tôi lấy số tiền đó theo đuổi ước mơ làm nhạc công của mình. Tôi mua đàn và tìm thầy học, tôi được một nhạc công chỉ dạy những cơ bản về cách đàn và nhạc lý. Tôi cũng mua sách về xem và tự học thêm. Trong một lần tôi nhớ nhà, nhớ quê, nhớ cha mẹ, bao nhiêu cảm xúc dâng trào tôi đã sáng tác bài hát “Nhớ mẹ cha” rồi đi tìm nhạc sĩ Nguyễn Dũng – công tác tại Đài phát thanh truyền hình Thành phố Cần Thơ nhờ hòa âm bài hát. Nhạc sĩ Nguyễn Dũng thích bài hát của tôi nên đem đến Đài phát thanh truyền hình Thành phố Cần Thơ để quay cho chương trình “Tác giả và tác phẩm”. Chính qua nhạc sĩ Nguyễn Dũng, tôi đã biết Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ và tôi đăng ký vào học cho đến nay.

…Hôm nay bản thân tôi hết sức bất ngờ và vô cùng vinh dự được thầy cô trường Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ giới thiệu tham dự Hội nghị điển hình tiên tiến ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ lần thứ II giai đoạn 2015 – 2020. Đây là vinh dự rất lớn và chính điều này càng thúc giục tôi phấn đấu nhiều hơn nữa để luôn xứng đáng với niềm tin, tấm lòng của mọi người, của thầy (cô) dành cho tôi”.

Tiếp theo chương trình là phần công bố Quyết định khen thưởng và điều hành trao thưởng, theo đó có 01 tập thể và 04 cá nhân điển hình nhận được Bằng khen của UBND thành phố Cần Thơ; 23 tập thể và 86 cá nhân điển hình nhận được Giấy khen của Sở GD&ĐT.

Thay mặt Lãnh đạo Sở GD&ĐT, ông Trần Trọng Khiếm, Thành ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT thành phố Cần Thơ đã kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn ngành quán triệt tinh thần đổi mới, thực hiện tốt các phong trào thi đua nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong giai đoạn 2015 – 2020. Cụ thể:

1. Tiếp tụchưởng ứng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị gắn kết với Cuộc vận động “Hai không”; Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

2. Thi đua đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; thi đua phát huy sc mnh tp th, cá nhân, phát huy tính sáng to, tích cc ca CC-VC toàn ngành.

3. Tập trung xây dng điển hình, phát hin và nhân rộng điển hình tiên tiến trong ngành; t chc hc tp, nêu gương tp th, cá nhân điển hình tiên tiến.

4. Phát triển mạng lưới trường lớp, củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, chăm lo và đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CC-VC đủ đức, đủ tài, đủ về số lượng, đồng bộ về loại hình, đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng đội ngũ.

5. Đẩy mnh xã hi hóa giáo dc; đẩy mnh tuyên truyn quan điểm, ch trương, chính sách phát triển giáo dc ca Đảng, Nhà nước để tạo nên s thng nht và đồng thun cao trong các lc lượng xã hi đối vi s nghip đổi mi giáo dc.

6. Tuyên truyền sâu rộng để toàn thể CC-VC quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc; thực hiện Chỉ thị 39/CT-TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến theo tinh thần Kết luận số 83-KL/TW ngày 30/8/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng.

Hội nghị điển hình tiên tiến ngành Giáo dục thành phố Cần Thơ lần II giai đoạn 2015 – 2020 kết thúc trong không khí phấn chấn, lạc quan và tin tưởng của toàn thể các đại biểu tham dự.

Công đoàn ngành giáo dục TPCT

Xem thêm...