Tin tức : Tin nhà trường
Tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường Năm học : 2017 -2018
KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH
Tổ chức Tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường
Năm học : 2017 -2018
------------------------
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ,giáo dục đào tạo ngày càng có lượng cao về tri thức. Bên cạnh những mặt tích cực của nền giáo dục , BLHĐ đang trở thành vấn đề nhức nhối trong toàn ngành giáo dục. Hiện nay, xu hướng bạo lực ngày càng gia tăng ,trước vấn đề đó Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành quy định về việc tăng cường giáo dục đạo đức trong giới học sinh nhất là học sinh cấp II và cấp III nhằm rèn luyện cho học sinh, sinh viên những kĩ năng sống cần thiết để giúp cho học sinh có cách ứng xử tốt với thầy cô, gia đình bạn bè, và xã hội. Để hiểu rõ thực trạng, nguyên nhân, và tìm ra giải pháp khắc phục cho hiện tượng BLHĐ, hôm nay trường chúng ta cùng tham gia Hoạt động ngoại khóa Tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường.
I. Thực trạng
* Xem kịch ( HS lớp 9A):
Sau đây xin mời các thầy giáo cô giáo cùng các em học sinh cùng xem một vở kịch ngắn với chủ đề về Bạo lực học đường .
Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến!
Chúng ta vừa xem một vở kịch ngắn về Bạo lực học đường phản ánh một khía cạnh của văn minh học đường đang có chiều hướng đi xuống, nạn Bạo lực học đường đang gia tăng với những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra ngay trong lứa tuổi học trò.
Trong quá trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến bạo lực học đường, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về khái niệm bạo lực học đường.Mặc dù, cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất trong giới nghiên cứu, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu: bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại. Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ, những bắt ép về tài chính hoặc những hành vi khác có thể gây ra nhưng tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại.
? Bạo lực học đường xảy ra và đáng báo động nhiều ở đối tượng là các bạn nam hay nữ?
Trả lời : Cả nam và nữ
Giải thích : Các kết quả khảo sát cho con số đáng lo khi có tới 64% các em nữ được hỏi thừa nhận là đã từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác . Và đây là một điều hết sức đáng buồn và đáng báo động về vẻ đẹp truyền thống của người con gái Á Đông, làm mất đi thiện cảm, niềm tự hào về vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
? Vậy qua thực tế cuộc sống các em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực học đường?
trả lời:
1.Nguyên nhân chủ quan.
- Bản thân học sinh ở lứa tuổi 12 đến 18 thường có nhiều chuyển biến tâm lý, muốn tự khẳng định mình thể hiện cho mọi người biết, bạo lực thường xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu như: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
2. Nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân từ gia đình: do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ ,cha mẹ thường nặng lời quát tháo con cái . xã hội phát triển phụ huynh ít quân tâm tới con cái hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình không phải là chuyện hiếm gặp .Cấp II và cấp III là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành , hình thành những nhân cách méo mó về giá trị sống .
Nguyên nhân từ nhà trường: do sự giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, do sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình còn chưa chặt chẽ
Nguyên nhân từ xã hội: do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực như phim ảnh, sách báo, game bạo lực , đồ chơi mang tính bạo lực ( kiếm,súng..)
Hiện nay. Bên cạnh những mặt tích cức thì nó cũng mang nhiều ảnh hưởng xấu. Các trò chơi trên mạng Internet có tới 77% là trò chơi là đánh nhau , giết người. Trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông các hình ảnh bạo lực xuất hiện quá nhiều , các bộ phim hành động kinh dị, xã hội đen đua nhau trình chiếu trên tivi, internet, hoặc phát tán qua đĩa. Các gem hành động như Half-life , stra craft, võ lâm, cao bồi không gian... với các pha chém giết, chuyện đấu đá băng nhóm bang hội, thu hút số lượng đông các bạn trẻ,không tránh được những ảnh hưởng xấu của các hình ảnh bạo lực tới đầu óc của các em,khi mà gần như ngày nào cũng tiếp xúc với chúng. Tuổi trẻ có xu hướng bắt trước và thử nghiệm việc các em làm theo những hình ảnh, hình tượng đó là hoàn toàn dể hiểu.
Do sự thay đổi về nhận thức các giá trị đạo đức: Đối với thế hệ trẻ anh hùng phải giống như phim hành động của Mỹ có siêu năng lực có sức mạnh cơ bắp và sẵn sàng sử dụng bạo lực để chống lại bạo lực. Chính sự thay đổi đó đã dẫn đến quan niệm sai lầm kẻ nào có sức mạnh cơ bắp và vật chất luôn được xếp cao hơn người khác. Và điều đó dẩn đến học sinh ngày càng có xu hướng sử dụng bạo lực, để giải quyết các xung đột trong cuộc sống và trong nhà trường. Một phần nữa là sự vô cảm thực dụng của chúng ta, nếu thấy bạn mình bị đánh bạn có dám đứng ra ngăn cản hay bạn sợ bị trả thù ? Chúng ta không được giáo dục nhiều về lòng dũng cảm, chúng ta có thể phân biệt được điều đó là đúng hay sai nhưng chúng ta không đủ dũng cảm để bảo vệ cái đúng, chúng ta hèn nhát đến mức bị đánh cũng không dám khai ra kẻ đánh mình chỉ vì sợ bị trả thù.
Một nguyên nhân nữa là do xã hội quá thờ ơ, chưa có sự quan tâm đứng mức về vấn đề này hoặc đưa ra những giải pháp thiếu thiết thực và kết quả là những quyết định,văn bản giấy tờ không được hiện thực hóa và tình trạng bạo lực học đường vẫn gia tăng.
Bạo lực học đường không chỉ dừng lại ở những vụ xích mích, bắt nạt đơn thuần giữa học trò với nhau. Hiện chúng đang biến tướng với muôn hình vạn trạng, với cách hành xử nhuốm màu bạo lực, đậm chất giang hồ. Học trò vô lễ, dám tấn công cả thầy, cô giáo khi bị kỷ luật, nhắc nhở như vụ nam sinh đấm thầy giáo chảy máu đầu tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành (quận 6, TP Hồ Chí Minh), nữ sinh tát cô giáo dạy nhạc tại trường THCS Ngô Chí Quốc (Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh), hay học trò của trường THPT Tôn Đức Thắng (tỉnh Ninh Thuận) hành hung giáo viên đến mức phải đi cấp cứu... Học sinh kết bè, kéo cánh thành băng nhóm, sẵn sàng đánh nhau, gây trọng thương, thậm chí sát thương nhau chỉ vì những lý do không đâu, chỉ nhằm mục đích ra oai, “dằn mặt”.
Điển hình là vụ một nam sinh lớp 9 Trường THCS Tân Hà (Lâm Hà, Lâm Đồng) dùng dao đâm thủng tim bạn chỉ vì mâu thuẫn trong giờ ra chơi, một học sinh lớp 10 Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm (Quận 3, TP Hồ Chí Minh) bị đâm chết ngay trước cổng trường vì tội dám “nhìn đểu”; một học sinh nam của trường THCS Gia Kiệm (Thống Nhất, Đồng Nai) bị bạn cùng lớp cướp đi mạng sống chỉ vì tội “dám để ý” tới một bạn gái...
Thực trạng tại Bắc Giang: vụ học sinh nữ dùng gạch đạp vào đầu bạn bất tỉnh do mâu thuẫn trên FB ( tại Hợp Thịnh)
Thực trạng tại nhà trường:
II: “Những hậu quả của bạo lực học đường”
* Câu hỏi : Các em hãy nêu hậu quả của bạo lực học đường đối với bản thân học sinh và gia đình ?
* Ảnh hưởng đến bản thân học sinh:
Những vết bầm tím nhưng cũng có thể là những thương tích nặng phải vào bệnh viện điều trị. Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.Những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị stress. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành. Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời. Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan. Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy.
*Ảnh hưởng đến gia đình:Nếu con đánh nhau với bạn, bị nhà trường xử phạt, bị cha mẹ nạn nhân lên tiếng thì cách xử lý phổ biến nhất được các bậc cha mẹ lựa chọn là chửi mắng, trách móc, thậm chí là đánh đập con mình. Điều đó đồng nghĩa với việc họ gieo thêm vào đứa con của mình nỗi bực tức và làm nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Không khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng hơn nếu như cha mẹ cứ đổ lỗi cho nhau về việc quản lý và giáo dục con. Không ai chịu nhận lỗi về mình, vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn với nhau chỉ vì con cái. Không những thế nếu những hành vi bạo lực của học sinh để lại hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác thì gia đình phải mất thêm một khoản tài chính lớn để giải quyết hậu quả. Đó là chưa kể, gần đây có những vụ bạo lực học đường đã dẫn tới những cái chết thương tâm của những em học sinh vô tội. Nỗi đau đó đối với bất cứ gia đình nào cũng không thể bù đắp được.
- Ảnh hưởng đến nhà trường:
Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm. Đã có không ít học sinh từ chối đến trường vì sợ bị bạn bè trêu chọc, đánh đập. Điều đó cho thấy môi trường nhà trường không còn tính lành mạnh, sự hấp dẫn và là nỗi sợ hãi của học sinh.Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô.
- Ảnh hưởng đến xã hội
Cùng với những ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống của xã hội thì hành vi bạo lực chốn học đường cũng đã là một phần không nhỏ làm mất trật tự xã hội. Những vụ bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong khuôn viên nhà trường mà phần lớn còn xảy ra ở bên ngoài nhà trường. Những vụ bạo lực học đường có thể là giữa một học sinh với một học sinh những cũng có thể là những hành vi “đánh hội đồng” và cả những vụ bạo lực học đường có sự tham gia của những người ngoài, vì thế sự mất trật tự xã hội mà nó gây ra không phải là nhỏ. Một khi những vụ bạo lực học đường diễn ra thì nó đã làm cho môi trường xã hội không còn tính lành mạnh, nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì sự “ô nhiễm môi trường xã hội” này sẽ ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến đời sống, văn hóa xã hội của cả một quốc gia.
III: “Bạo lực học đường – Đâu là giải pháp?”
Câu hỏi : Các em hãy nêu những biện pháp để phòng chống bạo lực học đường?
Biện pháp:
- Đối với học sinh: cần phải biết xây dựng kỹ năng, giá trị sống cho bản thân, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Bản thân học sinh cũng cần phải xác định rõ mục tiêu lý tưởng sống cho mình, biết trân trọng danh dự chính mình, tức là biết những hành động đúng sai. Cần rèn luyện đạo đức, kỹ năng, nhân cách làm người., không chơi game và những trò chơi bạo lực
- Đối với gia đình: cần có sự quan tâm tới con cái nhiều hơn, quan tâm tới mối quan hệ bạn bè của con nhưng không phải là sự áp đặt mà cần có những cuộc nói chuyện với con như những người bạn, tâm sự, chia sẻ với con mọi chuyện, nhất là những em đang trong lứa tuổi dậy thì. Cha mẹ chính là tấm gương để con học tập và noi theo nên cũng cần phải có những hành động trước con trẻ một cách đúng đắn.
-Đối với nhà trường: cần chú trọng công tác giáo dục đạo đức, nhân cách hơn nữa, phải hiểu rõ tâm- sinh lý của học sinh. Bên cạnh đó cần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, rèn luyện các kỹ năng ứng xử, giảm tải các chương trình học thay vào đó là những giờ học ngoại khóa các hoạt động vui chơi, giao lưu bổ ích cho học sinh.
* Một số câu hỏi tình huống (Cho học sinh dưa ra những cách giải quyết)
1. Vào giờ ra chơi, tại sân trường, có 1 bạn học sinh B đến gây sự với học sinh A còn chửi A nữa. nếu là A em làm gì khi gặp tình huống này?
2. Thấy hai bạn đang đánh nhau trong 15 phút đầu giờ, nếu giáo viên chủ nhiệm chưa đến lớp em sẽ làm gì?
3. Đang đi trên đường, đột nhiên có một người lạ chặn xe em lại. Biết người đó có ý định hành hung mình, em phải làm gì?
4. Nam thường xuyên bị một bạn trong lớp bắt nạt, đùa giỡn trịch thượng, hay đánh mạnh vào người gây đau đớn. Bạn ấy còn hăm nếu nói với thầy cô thì bạn ấy không tha. Nam không báo với thầy cô mà gọi anh ruột mình chặn đánh bạn ấy trước. Theo em hành vi của Nam có phải là bạo lực học đường hay không? Nếu là Nam em sẽ xử sự như thế nào cho đúng?
Phần IV: Cùng nói “Không” với Bạo lực học đường.
Để môi trường học đường chúng ta thân thiện, đoàn kết tương thân , tương ái chúng ta chúng ta cần phải chung tay cùng nhau đẩy lùi bạo lực học đường bằng nhiều hành động thiết thực, một trong những hành động đó là chúng ta cùng kí cam kết " Nói không với bạo lực học đường", và thực hiện " 3 không "với các nội dung: Không gây gỗ đánh nhau, kéo băng kết nhóm với thanh niên ngoài nhà trường; Không tàng trữ, sử dụng vũ khí, hung khí có khả năng gây sát thương; Không phát tán lên mạng những thông tin không lành mạnh, tham gia các trò chơi kích động bạo lực.( Cho học sinh kí cam kết theo danh sách hs của từng lớp)
Kính thưa các thầy cô giáo,thưa các em HS thân mến.Mong rằng qua buổi tuyên truyền ngày hôm nay các em sẽ tích lũy cho mình những kiến thức cơ bản và cần thiết về Phòng chống bạo lực học đường. Hãy tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ, cởi mở, chân tình khi đối xử với bạn; lễ phép, vâng lời thầy cô giáo, kính trọng người lớn tuổi để xứng đáng là người con ngoan trò giỏi. Chương trình tuyên truyền phòng chống bạo lực học đuường đến đây là kết thúc. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe quý vị ĐB, các thầy cô giáo và các em học sinh.
Các tin khác
- Chủ tịch nước Trần Đại Quang và những căn dặn tâm huyết vì sự nghiệp giáo dục (24/09/2018)
- Học tiếng Anh: Muôn vàn cách chào hỏi - bắt chuyện bạn nên biết (24/09/2018)
- Trường THCS Quang Minh Tuyên truyền ATGT (24/09/2018)
- KẾ HOẠCH Triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông năm 2018 (17/05/2018)
- Giải thưởng động viên tinh thần cho các em Hs Liên đội THCS Quang Minh- là 1 trong 20 đơn vị đạt giải cấp Tỉnh (17/05/2018)
- Những thành công đáng khích lệ của các em HS Liên đội Trường THCS Quang Minh.Với sự nỗ lực cố gắng của cô trò và các thầy cô nhà trường đã ghi lại những dấu ấn khó quên. (17/05/2018)
- Đừng vội trách khi trẻ con lười đọc sách (23/04/2018)
- Khen thưởng 2 học sinh nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất (21/04/2018)
- Viết luận bằng thơ Nhật, cô gái dễ thương giành học bổng tiền tỷ đại học Mỹ (21/04/2018)
- Nghề nào được coi là “nghề nguy hiểm” nhất hiện nay? (27/03/2018)
- Chàng trai Nam Định chinh phục cùng lúc 12 trường Đại học hàng đầu Mỹ (27/03/2018)
- Buoi ra quan dau tien cua cac em HS truong THCS Quang Minh huong ung phong trao Tet trong cay 2018: Voi su nhiet tinh tham gia cua tap the can bo giao vien nha truong va cac em HS mong cho "Mo hinh trong gung" cua Lien doi se co thanh qua cao. (26/02/2018)
- 10 lưu ý với thí sinh thi THPT Quốc gia và xét tuyển đại học năm 2018 (25/02/2018)
- Cần dạy trẻ hiểu ý nghĩa tốt đẹp của lì xì (25/02/2018)
- Một số hình ảnh tặng quà tết học sinh nghèo trường THCS Quang Minh (25/02/2018)
- Cuộc thi Tài năng TIếng Anh cho học sinh THCS năm học 2017 - 2018 (29/01/2018)
- Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc từ lớp 1 (25/01/2018)
- Tiết lộ bất ngờ tác giả bài Văn điểm 10 về U23 Việt Nam (25/01/2018)
- ĐỀ KIỂM TRA NỘI DUNG BDTX Năm học 2017 – 2018 (25/01/2018)
- Học sinh lớp 5 trả lại hơn 16 triệu đồng nhặt được (25/01/2018)
Liên kết web
Thông báo
Xem thêm...Thăm dò ý kiến
Bạn biết cổng thông tin Demo qua đâu?
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang online:
Hôm nay:
Tổng lượng truy cập:
Qua bạn bè
Qua Internet
Khác