Tin tức : Hoạt động chuyên môn

Sáng kiến kinh nghiệm môn Công Nghệ trường THCS Quang Minh

 

                                                   PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:

1. Cơ sở lí luận

            Mục tiêu của giáo dục trong đó hoạt động cơ bản là dạy học, là hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Dạy học không chỉ đơn thuần là cung cấp cho các em những tri thức và kinh nghiệm xã hội mà loài người đã tích lũy được, mà phải góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu đào tạo. Học sinh càng được tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động học tập thì các phẩm chất và năng lực của cá nhân càng sớm được hình thành, phát triển và hoàn thiện. Tính năng động, sáng tạo là những phẩm chất rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại, phải được hình thành ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.

           Vì vậy phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo nhằm bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, những điều các em đã học vào thực tế trong cuộc sống là điều rất quan trọng.

Vấn đề cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ ở trường phổ thông là làm cho học sinh có ý thức học tập với thái độ tích cực, chủ động và sáng tạo. Trong quá trình dạy học, học sinh đóng vai trò là chủ thể của hoạt động nhận thức để tích lũy kiến thức, kỹ năng...nhằm phát triển tư duy nhận thức của mình.

Nội dung môn công nghệ  mang tính ứng dụng, gắn với nhu cầu thực tiễn của con người. Và được thiết kế chủ yếu là thực hành nhằm hình thành và rèn luyện cho các em một số kỹ năng lao động nghề nghiệp để các em làm quen với nghề và rèn luyện tác phong công nghiệp ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

2. Cơ sở thực tiễn:

a- Từ thực tế xã hội:

         Ngày nay với công nghệ thông tin ngày càng phát triển và được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Vì vậy việc sử dụng phương pháp dạy học trực quan nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức nhanh hơn, dễ nhớ hơn và hứng thú hơn.

         Phần lớn giáo viên dạy bộ môn này là những giáo viên những bộ môn khác được phân công giảng dạy nên họ không có điều kiện và ít quan tâm đến việc đầu tư cho bài giảng, chưa có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm khai thác và sử dụng kênh hình trong các tiết dạy. Do đó hiệu quả giờ dạy chưa cao, các em hiểu biết về các kiến thức còn mơ hồ.

         Những năm gần đây, phần lớn giáo viên dạy bộ môn này đã được đào tạo chính qui, được phân công chuyên giảng dạy bộ môn này, nên họ rất quân tâm đến việc đầu tư cho từng tiết dạy, đặc biệt là họ rất quan tâm đến việc sử dụng đồ dùng trực quan và áp dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy môn công nghệ. Chính vì lẽ đó mà chất lượng và hiệu quả giờ dạy được nâng cao hơn trước.

         Môn công nghệ ở trường THCS trước đây thường bị coi làm môn học phụ nên các giờ học thường diễn ra một cách đơn điệu, khô khan, phương pháp chủ yếu là phương pháp thuyết trình. Trong giờ học, học sinh được hoạt động ít, thụ động, giờ học không gây hứng thú, đồ dùng dạy học ít được sử dụng hoặc sử dụng một cách hình thức. Nên đó chưa phải là phương pháp tích cực vì học sinh chưa thực sự có cơ hội để thể hiện  thái độ, lập trường của cá nhân mình .Những giờ học như vậy, học sinh ít có khả năng sáng tạo.

b-Từ mục tiêu đổi mới phương pháp:

           -Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Với định hướng lấy học sinh làm trung tâm giáo viên cần đa dạng hoá các phương pháp dạy học đảm bảo hiệu quả cao và học sinh tích cực, chủ động trong học tập.

            -Vì vậy việc dạy vai trò vị trí của các thành phần kinh tế hay thiết kế một mạch điện giáo viên không chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại mà còn phải sử dụng phương pháp trực quan. Tức là sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy  học nhằm minh hoạ cho nội dung bài giảng ( Như: tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, băng hình, băng tiếng, bảng số liệu, thống kê…) thông qua các đồ dùng trực quan học sinh có thể tiếp thu tri thức thiết lập mối quan hệ giữa nội dung kiến thức với thực tế cuộc sống. Các em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, vào trong vấn đề cụ thể hàng ngày. Cho nên giờ học công nghệ  rất sôi nổi, chất lượng giờ dạy được nâng cao, học sinh nắm bắt các thành phần kiến thức như cấu tạo, nguyên lí làm việc hay thực hành tiếp thu kiến thức  chắc và nhanh.

 c-Từ thực tế đơn vị:

        Trong những năm gần đây công tác bồi dưỡng chỉ đạo chuyên môn của Phòng giáo dục và đào tạo ngày càng chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó tại đơn vị công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp được thống nhất từ Ban giám hiệu đến các tổ, nhóm và từng cá nhân, đặc biệt là sử dụng đồ dùng dạy học có kết hợp các phương tiện hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy nhiều hơn, mỗi giáo viên dạy công nghệ đều xác định rằng: “ Muốn cho giờ  dạy công nghệ

dễ hiểu,học sinh có thể nắm được kiến thức ngay trên lớp và vận dụng thực

 tế được phải sử dụng đồ dùng trực quan” giúp học sinh nắm vững kiến thức theo nguyên lí:“ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng của nhận  thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”. (Lê nin).

       Bên cạnh đó trong những năm gần đây nhà trường đã từng bước trang bước bị các phương tiện phục vụ cho giảng dạy như máy tính, mạng Internet nên việc sưu tầm tư liệu như tranh ảnh rất thuận tiện. Vì vậy mỗi giáo viên đều suy nghĩ, tìm tòi để làm sao nâng cao chất lượng sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy bộ môn công nghệ nhằm đem lại hiệu quả cao trong việc dạy và học bộ môn này.

         Vì tất cả những lí do trên mà tôi một giáo viên công nghệ được đào tạo chính quy, qua 4 năm  học chuyên nghiệp và qua 3 năm dạy môn công nghệ 6,7,8,9 ở trường THCS tôi luôn trăn trở làm thế nào để đạt kết quả cao trong giảng dạy, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và đồng thời khơi dậy sự say mê , thích thú khi học môn công nghệ .

       Chính vì vậy mà tôi đã lựa chọn đề tài: PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC MÔN CÔNG NGHỆ.

II-Mục đích và phương pháp nghiên cứu:

Mục đích: Góp phần phát huy tính tự lực, sáng tạo của học sinh nhằm tìm ra kiến thức mới.Giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản sách giáo khoa ngay trên lớp và khơi dậy sự say mê,thích  thú cho các em khi học môn công nghệ.

Phương pháp nghiên cứu:

          + Khảo sát khả năng,tâm lí của học sinh khi học tập môn công nghệ.

 

            + Tìm hiểu điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật đáp ứng nhu cầu giảng dạy bộ môn của nhà trường.

 

            + Thu thập tài liệu tham khảo và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài.

     

III. Đối tượng nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp trực quan trong môn công nghệ áp dụng cho học sinh THCS

IV.Giới hạn của đề tài:

     Đề tài được nghiên cứu đối với học sinh lớp 6 ,7,8,9 của trường THCS Quang Minh.

V. Kế hoạch thực hiện:

     -Thời gian nghiên cứu  từ năm 2011. Áp dụng cho học sinh thực hiện từ tháng 9 năm 2012.

 

                                       

 

 

Trần Mai

Xem thêm...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết cổng thông tin Demo qua đâu?

Qua báo đài
Qua bạn bè
Qua Internet
Khác

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang online:

Hôm nay:

Tổng lượng truy cập: