Thứ ba, 23/07/2024 05:30:40
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MỸ THUẬT

Ngày: 19/12/2016

Cách thức tổ chức trò chơi trong dạy học mỹ thuật:

    Điều đầu tiên khi tổ chức thực hiện một trò chơi nào đó thì cần xác định nội dung học tập mà qua trò chơi học sinh cần nắm bắt là gì ? Dựa vào điều đó, người giáo viên còn có cơ sở để lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung và mục đích học tập.

    Sau đó cần lựa chọn trò chơi phù hợp và chia nhóm chơi tuỳ theo đặc điểm của từng lớp, từng địa điểm và làm sao cho phù hợp với từng đối tượng chơi, Giáo viên có thể phân công vai chơi hoặc để đội tự phân công nhiệm vụ chơi.

    Giáo viên hướng dẫn cách chơi, luật chơi và quy định thời gian mỗi đội thực hiện trò chơi đó và nếu cần thiết có thể cho các đội chơi thử trước.

    Trong quá trình các đội chơi thì ở ngoài các thành viên khác trong đội có thể cổ vũ bằng hình thức là hát một bài vui chẳng hạn, như vậy sẽ tạo được không khí vui vẻ, thoải mái, kích thích tinh thần chơi, khuyến khích trẻ đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và hoàn thành nhiệm vụ học tập cho học sinh. Giống như một câu nói mà tôi rất tâm đắc rằng : “Hoạt động làm cho lớp ồn ào nhưng là một sự ồn ào có hiệu quả”.

    Sau khi các nhóm thực hiẹn nhiệm vụ học tập thì người giáo viên có trách nhiệm tổng kết và đánh giá kết quả từng đội chơi bám vào nội dung học tập đã được xác định từ trước.

    Và trình tự các bước khi tổ chức trò chơi trong học tập như sau :

-         Xác định mục đích, nội dung, nhiệm vụ học tập.

-         Chọn trò chơi và chia nhóm chơi.

-         Hướng dẫn cách chơi, nêu luật chơi.

-         Quy định thời gian thực hiện trò chơi học tập.

-         Tiến hành chơi.

-         Tổng kết phần chơi : Người giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả và đưa ra kết luận bám vào nội dung học tập.

     Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp tổ chức trò chơi thành công và đạt được hiệu quả giáo dục như mong đợi thì người giáo viên cần hạn chế và tránh gian lận trong khi chơi và đặc biệt không nên để tình trạng các em ganh đua nhau trong phần thắng thua trong khi chơi.

 

Phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học các phân môn mỹ thuật ở trường phổ thông.

                  Trong phân môn thường thức mỹ thuật :

    Trong phân môn này, giáo viên cần tạo cho các em có thêm những hiểu biết về Mỹ thuật của Việt Nam và trên thế giới, tuỳ thuộc vào từng nội dung bài học mà giáo viên có thể chọn những hình thức chơi phù hợp.

    Ví dụ như trong bài 21 : “Giới thiệu về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945”. Mục tiêu của bài học là giúp các em có thêm những hiểu biết về thân thế và sự nghiệp, cùng với những đóng góp to lớn của những nhà hoạ sĩ tiêu biếu đối với nền văn học nghệ thuật ở nước ta.

 

 Sau khi xác định được mục tiêu cụ thể đó, giáo viên có thể xây dựng trò chơi học tập giúp các em nắm bắt kiến thức tốt như : Trong hoạt động 2 của tiết học, giáo viên cho học sinh tìm hiểu về một số tác phẩm tiêu biểu của các hoạ sĩ thì có thể chia đội chơi. Chọn ba đội chơi, mỗi đội gồm từ 2-3 học sinh. Cho trước một tờ giấy và những bức tranh của các hoạ sĩ. Yêu cầu mỗi đội chơi tìm đúng tranh và dán ảnh tranh đó vào đúng tên của từng hoạ sĩ. Trong 3 phút, đội nào tìm và dán đúng nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng. Cuối cùng cô giáo nhận xét phần thi của ba đội, có thể cho các em học sinh ở dưới nhận xét phần thi của các ban hoặc cũng có thể cho chính các em của từng đội lên giải thích vì sao lựa chọn và nêu lên đặc điểm của từng hoạ sĩ…Sau đó cô giáo tổng hợp các ý kiến và đưa ra các kết luận cuối cùng cho phần thi. Tuyên dương đội thắng cuộc và khích lệ động viên đối với các đội chơi khác.

 

                  Trong phân môn vẽ tranh đề tài :

    Vẽ tranh đề tài là một phân môn rất cần  sự sáng tạo và tìm hiểu nhứng kiến thức từ trong cuộc sống. Học sinh có thể có những ý tưởng sáng tạo từ những gì đã nhìn thấy, nghe thấy và được tìm hiểu trong bài giảng, để vẽ nên những tác phẩm cho riêng mình.

    Trong mỹ thuật lớp 9, bài 10 : “Vẽ tranh lễ hội”. Thông qua bài học, học sinh nắm bắt được ý nghĩa và nội dung của một số lễ hội ở nước ta, xây dựng cách thể hiện và vẽ tranh đúng theo đề tài mà mình lựa chọn. Từ đó cảm nhận được bản sắc dân tộc đậm nét qua những lễ hội mà các em được tìm hiểu.

    Với học sinh lớp 9, giáo viên có thể tổ chức phần chơi “Đố vui kiến thức”, xây dựng đội chơi có thể theo ý thích của học sinh hoặc do chỉ định của giáo viên, hình thành hai đội chơi, mỗi đội ba học sinh. Giáo viên chuẩn bị sẵn những gói câu hỏi có liên quan tới một số lễ hội ở Việt Nam như được diễn ra ở đâu? Mang nội dung gì? Cho xem tranh dân gian về lễ hội và trả lời xem màu sắc trong tranh đó như thế nào?

 

              

    Đội nào trả lời đúng, nhanh, chính xác là đội giành chiến thắng, giáo viên có thể nhận xét phần chơi và dẫn dắt học sinh vào đề tài “Lễ hội”. Qua một số tranh ảnh thực tế, giáo viên có thể cho xem bài vẽ về đề tài lễ hội của các học sinh lớp khác. Từ đó cho học sinh lựa chọn về đề tài và thể hiện những bức tranh khác nhau.

 

                         Trong phân môn vẽ trang trí :

    Trong phân môn vẽ tảng trí, phương pháp tổ chức trò chơi có thể được tổ chức trong các hoạt động như quan sát, xem xét, sắp xếp các mảng, hình khối, màu sắc trong bài trang trí. Tìm và phân biệt sự khác nhau giữa các vật trong cuộc sống và trong trang trí khác nhau như thế nào ?

Qua những hoạ tiết trang trí, nét đẹp trong phân môn này sẽ giúp các em thêm yêu quý những đồ vật được trang trí ứng dụng trong cuộc sống và từ đó biết sáng tạo ra những hạo tiết, sản phẩm mang yếu tố trang trí cao. Ví dụ như bài 15_Lớp 8 : “Tạo dáng và trang trí mặt nạ”. Với mục tiêu là giúp cho các em hiểu cách tạo dáng và trang trí những chiếc mặt nạ ở nhiều chất liệu như : vải, giấy, đất…qua đó các em có thể tự trang trí được những chiếc mặt nạ theo ý thích của mình. Từ chỗ sáng tác và sẽ thêm trân trọng những vẻ đẹp truyền thống, có ý thức hơn trong việc tòm tòi, sáng tạo hơn trong việc trang trí những chiếc mặt nạ để phục vụ cho vui chơi và giải trí trong những ngày hội….

    Trong hoạt động 3 cảu bài học, giáo viên có thể tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai khéo”. Với những vật dụng đã được dănh chuẩn bị từ trước như giấy bìa cứng, bút lông, băng dính, màu sáp hay màu nước…Giáo viên có thể cho cả lớp 3 phút để vẽ phác ý tưởng của mình ra giấy A4, sau đó có thể lấy tinh thần xung phong hay giáo viên có thể chọn ngẫu hứng các em học sinh lên thâm gia trò chơi “Ai nhanh, ai khéo”. Các thành viên sẽ tụe thống nhất xem nên thể hiện ý tưởng nào. Trong 5 phút, các đội hãy thể hiện những chiếc mạt nạ theo sở thích và sáng tạo riêng của mình. Yêu cầu trình bày vì sao lại chọn ý tưởng này và chiếc mặt nạ đó sẽ dùng vào dịp nào? Đội nào được nhiều bạn yêu thích nhất, trình bày lưu loát, đúng ý và có nghĩa sẽ là đội chiến thắng. Cuối cùng giáo viên nhận xét cuộc thi, kết luận về trò chơi học tập mang lại kiến thức gì các em cần nắm. Và như vậy, trò chơi trong học tập sẽ giúp các em vừa nắm được kiến thức của bài học, xây dựng tinh thần đồng đội, đoàn kết (thông qua việc các thành viên thống nhất cùng thể hiện chung một ý tưởng), lại mang lại tâm lý thoải mái, vui vẻ cho các em học sinh…

 

 

 

 

 

Nguyễn Thế Thanh

c2maidinh
Tin liên quan