Thứ ba, 23/07/2024 03:25:56
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ.

Ngày: 31/01/2016

 

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lí do chọn đề tài

1. Cơ sở lí luận:

Dân tộc ta có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Cha ông ta đã để lại cho thế hệ sau nhiều tư tưởng giáo dục với cốt lõi là  “lấy việc học làm gốc” nó ngang tầm và tương ứng với tư tưởng giáo dục hiện đại là “ học để nên người”.

Trong chương trình giáo dục phổ thông thì một trong những bộ môn có vai trò quyết định hình thành nên nhân cách của một con người là văn học. Mac-xim-Gorki đã nói “ Văn học là nhân học”.Vâng! văn học là học về con người được hiểu ở phạm vi nào đó về nhân cách.

Trong xã hội ngày nay, khi con người chúng ta đang bị cuốn theo guồng máy công nghiệp, thực chất và thực dụng thì cái được gọi là cảm nhận, cảm xúc không còn được xem là quan trọng nữa. Chúng ta không lấy làm lạ khi một thanh niên Việt Nam với câu trả lời “ Chán lắm !”, “khó hiểu lắm !” Khi được hỏi “Bạn có thích học môn văn không?”.Đó là chưa nối đến học sinh đối tượng gần gũi nhất với môn học thì trả lời một cách tựu nhiên: “ Em không  thích!” Khi được hỏi câu hỏi trên.

2. Cơ sở thực tiễn.

Với vai trò là người truyền tải yêu thương, người định hướng tâm hồn cho các em thì chúng ta cảm thấy như thế nào trước thực trạng ấy.Làm sao để học sinh có hứng thú trong học tập bộ môn văn, hứng thú tìm hiểu, khám phá những cái hay cái đẹp. Ngoài những tài liệu học tập, thì người giáo viên dạy văn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành các kĩ năng về  kiểu bài khi các em làm văn trong đó có kiểu bài  “Cách làm bài văn nghị luân về một bài thơ, đoạn thơ.”

II. Mục đích nghiên cứu.

         Việc dạy học và kích thích sức mạnh nội tâm đến chừng nào đó thì náo sẽ có sức lôi cuốn hấp dẫn tới chừng mực ấy.Ngược lại tất cả những gì lôi cuốn làm ta say mê cũng đều kích thích các sức mạnh nội tâm của chúng ta. Mà kích thích sức mạnh nội tâm chính là phát huy mọi năng lực của người học. Hứng thú dẫn đến hiểu biết đây được xem là quy luật của sự nhận thức.

Trong  quá trình học tập bộ môn thì việc viết văn là một trong những kĩ năng quan trọng để đánh giá học sinh. Các em thường mắc những lỗi cơ bản trong việc tạo lập văn bản ở các kiểu bài. Một trong những kiểu bài là các em thường hay mắc là nghị luận về một bài thơ đoạn thơ. Mục đích cuối cùng của bài viết này là hình thành cho các em những kĩ năng cơ bản về nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ để học sinh có thể viết tốt kiểu bài này, giáo viên tham khảo làm tư liệu trong quá trình giảng dạy.

III. Giới hạn nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu là học sinh trường THCS Mai Đình

- Do thời gian và điều kiện tôi chỉ xoay quanh phương pháp làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.Từ đó tăng kĩ năng viết bài cho các em.

B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở lí luận của vấn đề.

         Văn học nhà trường là vấn đề bức xúc thời sự khiến cả xã hội quan tâm.Trong những năm gần đây, qua các kì thi chất lượng của bộ môn ngữ văn còn thấp, nhiều bài văn còn sơ sài,kiến thức nông cạn, trình bày thiếu khoa học.

         Vậy chúng ta – Những giáo viên dạy văn những con người chuyên trở giá trị tâm hồn cho trẻ thơ phải làm sao để có thể đạt được hiệu quả trong dạy học bộ môn cũng như việc bồi đắp những giá trị tâm hồn cho các em. Đây là câu hỏi đặt ra đòi hỏi mỗi giáo viên dạy văn phải tư duy, trăn trở.

II. Thực trạng của vấn đề.

Trong quá trình làm bài kiểm tra ở lớp cũng như ở kiểm tra học kì, thi tuyển vào lớp 10 ở môn ngữ văn nhiều năm qua, học sinh làm bài văn nghị luận về tác phẩm văn học: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, nghị luận về nhân vật, nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ thì còn rất nhiều hạn chế. Bài làm của học sinh thường sơ sài, chung chung, lan man, vừa thừa, vừa thiếu, có khi xa đề, lạc đề. Có bài chỉ viết được 7 đến 8 dòng là hết, có nhiều em không biết mở bài, không biết xây dựng luận điểm…

Thực trạng ấy làm cho đội ngũ thầy cô giáo chúng ta phải trăn trở, phải suy nghĩ, mà nguyên nhân chính là học sinh không có kĩ nẵng viết bài, không có định hướng khi làm bài nghị luận văn học. Do đó chúng ta cần phải có cách dạy như thế nào, học sinh cần phải có cách học như thế nào để có hiệu quả giáo dục ngày một đi lên, đó là vấn đề mà thầy cô giáo cần phải quan tâm và chú trọng

* KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS MAI ĐÌNH TRƯỚC KHI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Khối lớp

Tổng số học sinh

KẾT QUẢ XẾP LOẠI

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

9B

38

0

0

7

18.4

18

47.3

13

34.2

9C

40

0

0

4

10.0

20

50.0

16

40.0

 

III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề.

1. Mục đích

- Mục đích của một bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là qua việc tìm hiểu các tín hiệu nghệ thuật (như hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu, cấu tứ…), nhận xét đánh giá được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.

- Tìm hiểu phân tích thơ là một việc khó, đánh giá về thơ lại càng khó và phức tạp hơn, bởi lẽ thơ là sản phẩm của cảm xúc, trí tưởng tượng mang dấu ấn cá nhân.Quá trình tiếp nhận thơ ca cũng đồng thời là một qúa trình tiếp nhận mang tính chất chủ quan, sâu sắc. Bài nghị luận vì thế cần có sự kết hợp giữa việc trình bày hiểu biết về những “dấu ấn cá nhân” của tác giả, đồng thời phải nói lên được những cảm nhận, đánh giá chủ quan của bản thân người viết.

- Kiến thức được thể hiện trong một bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là kiến thức tổng hợp kết hợp của nhiều hiểu biết trong đó có những hiểu biết về đặc trưng thể loại về tác giả, về hoàn cảnh sáng tác… Vấn đề bám vào đặc trưng thể loại thơ ( thể hiện trong những đặc trưng về từ ngữ, hình ảnh, cách ngắt nhịp, cấu tứ…) để phân tích, nghị luận là rất quan trọng.

- Đối tượng  nghị luận một bài thơ, đoạn thơ rất đa dạng. Sau đây là một số kiểu bài thường gặp:

+ Nghị luận về một bài thơ.

+ Nghị luận về một đoạn thơ.

+ Nghị luận về một khía cạnh (nội dung, nghệ thuật) của bài thơ, đoạn thơ…

+ Nghị luận tổng hợp (từ hai đoạn, hai bài trở lên.).

Với mỗi kiểu bài yêu cầu nghị luận có sự khác nhau, vì thế HS phải căn cứ vào yêu cầu cụ thể để làm bài, tránh ôm đồm tham lam. Ví dụ khi đề bài yêu cầu trình bày cảm nhận về hình tượng người lính cách mạng trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu cần tập trung vào tìm hiểu, phân tích hình tượng người lính cách mạng trong bài thơ, đánh giá về hình tượng, về nghệ thuật thể hiện hình tượng chứ không sa vào phân tích cả bài thơ.

Nghị luận một bài thơ, đoạn thơ không có nghĩa là chỉ yêu cầu HS nghị luận về một đoạn hay một bài nào đó. Phạm vi nghị luận có thể rộng hơn với hai hay nhiều đoạn nhiều bài. Ví dụ: Hình ảnh người lính qua hai tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

-  Nhìn chung, bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ thường có những nội dung sau:

+ Giới thiệu khái quát về tác giả, về bài thơ, đoạn thơ.

+ Phân tích những giá trị đặc sắc về những giá trị nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ

+ Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

2. Nội dung và cách thức

2.1 Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

2.1.1 Những lưu ý về cách làm bài.

         Khi tiếp xúc với đoạn đề này, khá nhiều học sinh thắc mắc, băn khoăn: có cần chếp hết bài thơ trong phần mở bài không?  Làm thế nào để học thuộc cả một bài thơ dài? Phân tích nội dung hay nghệ thuật trước? v.v… Sau đây là một số lưu ý cụ thể:

- Khi giới thiệu bài thơ (nên để ở phần mở bài), HS không cần dẫn nguyên bài thơ, chỉ cần giới thiệu tên bài thơ là đủ

- Để tìm hiểu giá trị bài thơ (bao gồm giá trị nội dung và nghệ thuật) HS có thể chọn cách phân tích cắt ngang (tức là phân tích theo bố cục các đoạn của bài thơ).Với cách phân tích thứ nhất, cần nắm chắc bố cục bài thơ, từ đó lần lượt phân tích từng đoạn cho đến hết bài thơ. Với cách thứ hai, trước hết cần bao quát được hệ thống ý (cũng có thể hiểu là những biểu hiện, diễn biến cảm xúc của nhân vật trữ tình), sau đó tập hợp, phân tích những câu thơ có cùng nội dung cảm xúc ấy…

- Quá trình phân tích, cảm nhận bài thơ phải theo trình tự từ nghệ thuật đến nội dung. Đây là quá trình ngược lại với quá trình sáng tác của nhà thơ, là quá trình người đọc tự “giải mã” những tín hiệu ngôn ngữ để tìm đến nội dung tư tưởng, nội dung cảm xúc mà nhà thơ gửi gắm.

- Trong quá trình phân tích không nhất thiết phải trích dẫn tất cả những câu, đoạn trong bài thơ ( nếu là bài thơ dài). HS có thể chọn những câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu để phân tích và làm dẫn chứng minh họa .

2.1.2. Ví dụ tham khảo:

         Em hãy phân tích bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.

Gợi ý:

Bài làm cần đáp ứng được một số yêu cầu sau:

  1. Giới thiệu tác giả, bài thơ
  • Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong nền thi ca hiện đại Việt Nam.

Thơ Xuân Quỳnh bộc lộ sự hồn hậu chân thành, nhiều âu lo và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.

  • Bài thơ ra đời năm 1967 trong tập thơ Hoa dọc chiến hào – tập thơ được sáng tác trong thời kì chống Mĩ.

2. Phân tích bài thơ.

-  Nội dung: Bài thơ thể hiện sinh động trạng thái cảm xúc xao động, nhiều cung

bậc của người phụ nữ đang yêu, gắn với cả những suy tư trăn trở và ngập tràn khát vọng. Đó là những trạng thái tâm lí đặc biệt của một trái tim khát khao yêu thương – lúc “dữ dội” lúc “dịu êm” … ( hai khổ đầu). Đó là nhu cầu muốn được tìm hiểu cội nguồn của tình yêu, là nỗi nhớ da diết, sự thủy chung, là ý thức và niềm tin tình yêu vượt qua thử thách ( năm khổ thơ tiếp). Là khát vọng lớn lao, cao cả - muốn được tan hoà vào biển lớn tình yêu của cuộc đời (hai khổ cuối).

  • Nghệ thuật: Kết cấu độc đáo, song hành giữa sóng – em. Sóng và em tuy hai

 mà một, như hai nhân vật hỗ trợ cho nhau, cùng khắc họa những trạng thái xúc cảm, những khao khát mãnh liệt của tác giả. Thể thơ năm chữ và sự linh hoạt, phóng túng trong cách ngắt nhịp có tác dụng tạo nên nhịp điệu lúc dịu êm, khoan thai, lúc dồn dập, sôi nổi của sóng biển và sóng lòng.

  1. Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật.

-  Sóng là bài thơ tình đặc sắc, với hình ảnh thơ giàu giá trị thẩm mĩ, thể hiện những nghĩ suy, trăn trở đồng thời thể hiện khát vọng tình yêu mãnh liệt, chung thuỷ và vĩnh hằng của Xuân Quỳnh.

- Bài thơ toát lên vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: vừa có nét truyền thống (thể hiện ở sự đằm thắm, mãnh liệt, thủy chung, son sắt ) vừa có nét hiện đại ( dám chủ động bày tỏ, nỗi lòng, khát vọng; sôi nổi, bộc trực… ).

2.2. Nghị luận  về một đoạn thơ.                                  

2.2.1. Những lưu ý về cách làm bài.

- Phạm vi kiến thức của dạng bài nghị luận này hẹp hơn so với nghị luận về một bài thơ, nhưng điều đó không có nghĩa là đơn giản, “nhẹ”  hơn so với yêu cầu nghị luận một bài thơ. Đây là dạng đề đòi hỏi người viết phải thể hiện được những kiến thức, khả năng cảm thụ cụ thể của bản thân.

- Khi nghị luận, ngoài việc phân tích, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, cần phải đánh giá được vai trò, vị trí của đoạn thơ trong việc góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Điều đó cũng có nghĩa là khi phân tích, trình bày cảm nhận về đoạn thơ, không bao giờ được tách rời với tổng thể là cả bài thơ.

         Những đoạn thơ mở đầu tác phẩm thường khơi gợi cảm hứng chủ đạo của bài thơ, những đoạn cuối thường kết tinh giá trị, bộc lộ rõ nhất thi tứ, hoặc thể hện tính chất triết lí của bài thơ đó. Việc nắm được ý nghĩa của những vị trí “đắc địa” này cũng tạo thuận lợi nhất định cho quá trình làm bài.

-  Trình tự cơ bản của bài nghị luận về đoạn thơ cần lưu ý:

+ Khi giới thiệu đoạn thơ, chú ý thao tác trích dẫn đoạn thơ.

+ Tập trung phân tích những giá trị về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ được yêu  cầu nghị luận tránh lạm dụng trích dẫn tư liệu mở rộng quá nhiều.

+ Đánh giá chung về đoạn thơ, trong mối quan hệ với tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

2.2.2. Ví dụ tham khảo.

Phân tích đoạn thơ sau:

         Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

         Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

         Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

         Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

         Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

         Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui

         Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

         Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!

 

         Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

         Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

         Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...

                                             (“Bếp lửa” – Bằng Việt)

Gợi ý:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn đoạn thơ.

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: những suy nghĩ sâu sắc về người bà kính yêu, về bếp lửa và niềm thương nhớ của cháu.

2. Thân bài:

a. Khái quát:

- Bài thơ dã gợi lại những kỉ niệm đầy súc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà.

- Đoạn thơ cuối của bài thơ là dòng hồi tưởng của người cháu về cuộc đời lận đận gian khó của bà. Sự hồi tưởng được bắt đầu từ cảm nhận của người cháu về cuộc đời bà, về bếp lửa.Từ đó đề người cháu suy nghĩ về tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, quê hương đất nước.

b. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.

- Tám câu thơ ở đầu khổ thơ là những suy nghĩ sâu sắc của đứa cháu về người bà, người cháu suy ngẫm về cuộc đời và lẽ sống của bà. Hình ảnh bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa. Có thể nói bà là “người nhóm lửa” lại cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng trong gia đình. Hình ảnh bà càng hiện rõ nét cụ thể với những phẩm chất cao quý: bà tần tảo, chịu thương chịu khó, lặng lẽ hi sinh cả một đời.

+ “Lận đận”, “nắng mưa” là những từ láy biểu cảm gợi ra cuộc đời gian nan, vất vả của bà. Cụm từ “mấy chục năm” kết hợp với phó từ “tận”, “vẫn” chỉ thời gian dài.

Trong suốt thời gian ấy đến nay “ bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. “dậy sớm”“thói quen” nhưng đấy không phải là thói quen vô thức mà là trong ý thức của bà. Từ “giữ” khẳng định điều đó.

+ Tác giả sử dụng điệp ngữ “nhóm” với những ý nghĩa khác nhau, bồi đắp cao thêm tỏa sáng dần dần: Từ nhóm bếp lửa để xua tan thời tiết giá lạnh đến nuôi dưỡng “niềm yêu thương”; khơi dậy tình xóm làng và thắp sáng hoài bão ước mơ tuổi trẻ…

Như vậy, bà “nhóm lửa” đâu chỉ bằng nguyên liệu ở bên ngoài mà bằng cả tấm lòng “ấp iu nồng đượm”.

+ Nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị, thân thuộc sự kì diệu thiêng liêng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”. Bếp lửa luôn đi cùng hình ảnh người bà – người phụ nữ Việt Nam muôn thuở với vẻ đẹp tảo tần, nhẫn lại và đầy yêu thương. Bếp lửa là tình bà ấm nóng. Bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với những gian khổ đời bà…

- Bếp lửa là hình ảnh người bà thân yêu đã trở thành một mảnh tâm hồn, một phần kí ức không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cháu

c. Khổ thơ cuối thể hiện một cách đằm thắm tình th­ương nhớ, lòng kính yêu, biết ơn của cháu với bà:

- Sau câu thơ tự sự “Giờ cháu đã đi xa”, ý thơ mở ra ở các chiều không gian, thời gian, cảm xúc nhờ điệp từ “trăm” trong cấu trúc liệt kê “khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà”, “niềm vui trăm ngả”. Cháu đã đi xa, biết nhiều, hiểu nhiều cuộc đời đổi thay theo hư­ớng thật vui, thật đẹp...

- “Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở – Sớm mai này bà nhóm bếp lên ch­ưa”. Từ “Nhưng” mang ý nghĩa khẳng định, đó là lời hứa đinh ninh rằng dù ở nơi đâu cháu vẫn không quên quá khứ, không nguôi nhớ bà, nhớ một thời ấu thơ gian nan đói khổ mà ấm áp nghĩa tình. Mỗi chữ trong câu thơ cuối cứ hồng lên tình cảm nhớ thư­ơng, ơn nghĩa. Đó là đạo lý uống nư­ớc nhớ nguồn, là tình cảm thuỷ chung tốt đẹp của con ng­ười Việt Nam xư­a nay...

* Khái quát:  Mở ra và khép lại bằng hình ảnh “bếp lửa” vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, cảm xúc dạt dào, lời thơ tha thiết, hình tư­ợng thơ độc đáo,... bài thơ là dòng hồi tưởng, suy t­ưởng của người cháu về những năm tháng tuổi thơ đ­ược sống bên bà. Qua đó, nhà thơ ngợi ca đức hi sinh, sự tần tảo và tình yêu thư­ơng bao la của bà; đồng thời bộc lộ nỗi thư­ơng nhớ, lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của mình với bà cũng là với gia đình, quê h­ương, đất n­ước.

3. Kết bài

- Khẳng định thành công của bài thơ.

- Đoạn thơ đánh thức những kỉ niệm tuổi ấu thơ về ông bà trong mỗi người. Bài thơ chứa đựng ý nghĩa triết lí thầm kín: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

2.3. Nghị luận về một khía cạnh của bài thơ, đoạn thơ.

2.3.1. Những lưu ý về cách làm bài.

- Đề bài nghị luận có thể tập trung ở một phương diện, một khía cạch cụ thể về nội dung hay nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. Ví dụ ở bài Mộ (Chiều tối), đề có thể yêu cầu HS trình bày cảm nhận về bức tranh chiều tối, vẻ đẹp tâm hồn con người (nội dung), màu sắc cổ điển và hiện đại (nghệ thuật); với bài Tây Tiến, đề có thể yêu cầu cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến (nội dung) hay bàn về bút pháp lãng mạn (nghệ thuật)…

- Khi làm bài, cần xác định trọng tâm nghị luận( tức khía cạnh cụ thể mà đề yêu cầu), tuy nhiên cần tránh tình trạng tách rời hoàn toàn nội dung – nghệ thuật trong quá trình phân tích, cảm nhận. Khi gặp đề bài có yêu cầu khai thác về phương diện nội dung , cần đánh giá được các yếu tố nghệ thuật thể hiện nội dung đó; trái lại, khi gặp đề bài có yêu cầu thiên về khai thác phương diện nghệ thuật, cần rút ra được nội dung thể hiện…

2.3.2. Ví dụ tham khảo:

Cảm nhận về hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:

         Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc.

         Quân xanh màu lá dữ oai hùm

         Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

         Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

         Rải rác biên cương mồ viễn xứ

         Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.

         Áo bào thay chiếu anh về đất

         Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Gợi ý:

Bài làm cần đáp ứng được một số yêu cầu sau:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, hình tượng người lính Tây Tiến và đoạn thơ.

2. Trình bày cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ.

- Về dáng vẻ bên ngoài tiều tụy.

- Về tư thế kiêu hùng, dũng mãnh.

- Về tâm hồn lãng mạn hào hoa.

- Về phẩm chất anh hùng – sự hi sinh bi tráng…

3. Đánh giá chung.

- Nghệ thuật thể hiện hình tượng : âm hưởng bi tráng; bút pháp thiên về lãng mạn…

- Hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ vừa có nét riêng, vừa mang những nét chung của người lính chống Pháp, góp phần tô đậm hình tượng người lính trong toàn bài thơ.

2.4. Dạng đề nghị luận tổng hợp về thơ.

2.4.1 Những lưu ý về cách làm bài.

- Khác với dạng đề yêu cầu học sinh  nghị luận về một đoạn, bài cụ thể, dạng đề tổng hợp về thơ thường có phạm vi rộng, bao quát hơn (thường liên quan đến hai đoạn thơ, hai bài thơ…).

- Một trong những cơ sở để hình thành một đề bài tổng hợp về thơ là những nét tương đồng  giữa các đoạn, các bài thơ…Nhưng từ những nét tương đồng đó, HS cần phát hiện ra cả những điểm khác biệt – yếu tố tạo nên nét riêng, sự độc đáo, sự hấp dẫn.Chính vì thế, nghị luận tổng hợp về thơ thường đặt ra yêu cầu đối chiếu, so sánh… để hướng tới mục đích tìm ra cả nét tương đồng lẫn nét khác biệt.

- Khi làm bài, cần tránh tình trạng phân tích, cảm nhận riêng lẻ, tách rời các đoạn, bài, hay đối tượng cần nghị luận.

      Chẳng hạn: đề bài yêu cầu trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của con người Việt nam thời chống Pháp qua các bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu và Tây Tiến của Quang Dũng, nhiều học sinh sẽ chỉ phân tích lần lượt vẻ đẹp của con người Việt Nam thời chống Pháp qua từng bài thơ mà quên thao tác tổng hợp, đánh giá cần thiết. Với đề bài này, HS vẫn có thể chọn cách làm như trên (tìm hiểu vẻ đẹp của con người Việt Nam thời chống Pháp qua từng tác phẩm), nhưng sau đó cần rút ra những nét chung, nét riêng(kể cả trong nghệ thuật thể hiện).

2.4.2. Ví dụ tham khảo:

Cảm nhận của em về hình t­ượng anh bộ đội cụ Hồ trong hai tác phẩm "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật (Ngữ văn 9 - tập 1).

          Từ đó, em có suy nghĩ gì về dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả?

1. Cảm nhận về hình tư­ợng anh bộ đội cụ Hồ qua hai tác phẩm:

a. Sự gặp gỡ:

- Đó là những con ngư­ời mộc mạc, bình dị, chân chất, đời th­ường từ cách cảm, cách nghĩ song ở họ toát lên những phẩm chất cao đẹp: Tình đồng chí, đồng đội keo sơn, tinh thần lạc quan, lòng quả cảm, đức hy sinh và lòng yêu nư­ớc nồng nàn.

- Họ mang trong mình những phẩm chất chung của anh bộ đội cụ Hồ qua các thời kỳ: Bình dị mà vĩ đại; sống có lý t­ưởng; cái cao cả vĩ đại đ­ược bắt nguồn từ những gì bình dị nhất.

b. Nét riêng:

- Ng­ười lính trong "Đồng chí":

+ Đậm chất mộc mạc, bình dị, chất phác, ra đi từ những luống cày, thửa ruộng; từ những miền quê nghèo khó ...

+Theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, những ngư­ời nông dân mặc áo lính vư­ợt lên những gian khổ, thiếu thốn; khám phá một tình cảm mới mẻ, đáng trân trọng: Tình đồng chí.

® Vẻ đẹp của ngư­ời lính b­ước lên từ đồng ruộng, tiêu biểu cho vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Ngư­ời lính trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính":

 + Đậm chất ngang tàng, ngạo nghễ; tâm hồn phóng khoáng, trẻ trung, tinh nghịch, yêu đời; của ng­ười lính lái xe trên tuyến đư­ờng Tr­ờng Sơn khói lửa với những nét 

+ Sự hoà quyện giữa phong thái ngư­ời nghệ sỹ và tinh thần ng­ười chiến sỹ.

® Nét riêng ấy đã thể hiện sự phát triển trong nhận thức, khám phá của các nhà thơ về hình t­ượng anh bộ đội cụ Hồ. Đó là sự trư­ởng thành của ng­ười lính đi qua hai cuộc trường chinh và là sự lớn lên về tầm vóc dân tộc đư­ợc tôi luyện trong lửa đạn chiến tranh.

2. Dấu ấn sáng tạo của mỗi nhà thơ:

a. Chính Hữu với "Đồng chí":

- Ngôn từ: Mộc mạc, bình dị, quen thuộc, không phải thô sơ mà đư­ợc tinh lọc từ lời ăn tiếng nói dân gian.

- Hình ảnh: Đậm chất hiện thực như­ng giàu sức biểu cảm, hàm súc cô đọng.

- Giọng điệu: Tâm tình, thủ thỉ, thấm thía, sâu lắng.

Þ Phong cách thiên về khai thác nội tâm, tình cảm, ít có chuyện đùng đoàng của súng đạn (ý của Chính Hữu).

b. Phạm Tiến Duật với "Bài thơ về tiểu đội xe không kính":

- Ngôn từ: Giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khoẻ khoắn mang đậm phong cách của ngư­ời lính lái xe.

- Hình ảnh: Chân thực như­ng độc đáo, giàu chất thơ.

- Giọng điệu: Lạ, ngang tàng, tinh nghịch, dí dỏm, vui tư­ơi. Những câu thơ như­ câu văn xuôi, như­ lời đối thoại thông thư­ờng ...

Þ Phong cách: đi tìm khám phá vẻ đẹp trong diễn biến sinh động, trong sự phát triển không ngừng của cuộc sống; cách nhìn, cách khai thác hiện thực, khai thác chất thơ từ sự khốc liệt của chiến tranh.

 

 

 

 

 

 

 

IV. Kết quả đạt được:

* KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS MAI ĐÌNH SAU KHI TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Khối lớp

Tổng số học sinh

KẾT QUẢ XẾP LOẠI

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

9B

38

2

5.7

10

26.0

20

52.6

6

15.7

9C

40

0

0

7

17.5

25

62.5

8

20.0

 

C. KẾT LUẬN CHUNG

I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác giảng dạy.

         Bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là kiểu bài khá quen thuộc với   học sinh trung học, việc nắm vững cách làm kiểu bài này sẽ giúp các em viết tốt và đứng trước mỗi kì thi không mắc những lỗi sơ đẳng khi làm bài để không mất điểm. Với phạm vi của đề tài này tôi hi vọng sẽ giúp ích một phần nhỏ vào việc giảng dạy của giáo viên và việc học ngữ văn của học sinh. Đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp, hội đồng chấm, học sinh.

II. Khả năng áp dụng.

Đê tài có khả năng áp dụng trong nhà trường, phù hợp với công tác giảng dạy bộ môn ngữ văn ở trường phổ thông  nói chung. Đề tài đã được áp dụng thực tiễn có tính khả thi cao, đây là cơ sở để nhân rộng mô hình này trong dạy học Ngữ văn.

III. Bài học kinh nghiệm – Hướng phát triển.

Từ đề tài này tôi nhận thấy: Nếu có những giải pháp phù hợp với đối tượng học sinh trong qúa trình giảng dạy sẽ là cơ sở để học sinh yêu thích và học tập tốt bộ môn.

Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài bản thân tôi cũng tự trau dồi những kiến thức chuyên môn để phục vụ hữu ích cho việc dạy và học.Từ đó tôi cũng có thêm lòng say mê nghiên cứu khoa học là cơ sở để nghuên cứu những đề tài khác phục vụ cho công việc của mình.

IV. Đề xuất, kiến nghị.

- Về phía nhà trường:

+ Quan tâm nhiều hơn đến công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc giảng dạy.


+ Thường xuyên hơn nữa trong việc tổ chức giao lưu, trao đổi, học tập chuyên môn  để từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng bộ môn.

- Về phía tổ chuyên môn:

+ Đóng góp các ý kiến xây dựng để đề tài hoàn thiện hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lí do chọn đề tài

II. Mục đích nghiên cứu.

III. Giới hạn nghiên cứu.

B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở lí luận của vấn đề.

II. Thực trạng của vấn đề.

III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề.

C. KẾT LUẬN CHUNG

I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác giảng dạy.

II. Khả năng áp dụng.

III. Bài học kinh nghiệm – Hướng phát triển.

IV. Đề xuất, kiến nghị.

 

 

 

 

 

c2maidinh
Tin liên quan