Thứ ba, 19/11/2024 20:15:02
Dùng điện thoại trước khi ngủ gây hại sức khỏe như nào

Ngày: 18/02/2016

Màn hình các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh nhằm giúp người dùng dễ quan sát ngay cả trong điều kiện nắng gắt. Tuy nhiên vào ban đêm, não bộ bị "hiểu nhầm" nguồn sáng này vì tưởng rằng đây là ánh sáng mặt trời. Điều đó dẫn đến ức chế sản sinh melatonin, một loại hormone giúp cơ thể nhanh đi vào giấc ngủ.

Thiếu melatonin khiến bạn rơi vào trạng thái khó ngủ, thậm chí không buồn ngủ. Hậu quả là cơ thể cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung vào ngày hôm sau. Ánh sáng xanh còn ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể, liên quan đến chu kỳ thức - ngủ và sản sinh nội tiết. Về lâu dài, nó khiến con người dễ bị trầm cảm, tăng nguy cơ béo phì, có hại cho mắt và tiềm ẩn nguy cơ ung thư...

Ánh sáng xanh không gây ảnh hưởng xấu vào ban ngày, nhưng vào ban đêm nó khiến bạn bị căng thẳng, làm gián đoạn quá trình thư giãn bằng cách gây kích thích, tăng tính tập trung quá mức, đồng thời thay đổi tâm trạng. Kéo theo đó, tiếp xúc với ánh sáng xanh nhiều, trong thời gian dài có thể gây thoái hóa mắt và ảnh hưởng thị lực.

dung-dien-thoai-truoc-khi-ngu-gay-hai-suc-khoe-nhu-nao-1

Xem đồ họa: Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây hại thế nào cho sức khỏe.

Nguồn phát ra ánh sáng xanh có ở khắp mọi nơi, con người phải tiếp xúc hàng ngày mà vô tình ta quên mất sự tồn tại của nó. Màn hình máy tính, TV, điện thoại, máy tính bảng hay đèn huỳnh quang... đều phát ra ánh sáng xanh. Việc loại bỏ hoàn toàn ánh sáng xanh là điều không dễ, song ta có thể hạn chế nó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Tắt TV và tránh xa các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ là giải pháp để bạn có giấc ngủ ngon. Ngoài ra, một số loại màn hình có bộ lọc hoặc có chương trình giúp loại bỏ ánh sáng xanh, hay một vài loại kính có tính năng này sẽ giúp hạn chế ánh sáng xanh tiếp xúc với mắt.

c2maidinh
Tin liên quan