Tin tức/(Trường THCS Hợp Thịnh)/Hoạt động chuyên môn/
THI GV GIỎI CẤP TRƯỜNG 2016-2017

Ngày 18/2/2017, giáo viên trường THCS Hợp Thịnh tham dự thi kì thi giáo viên giỏi cấp trường do phòng GD&ĐT Hiệp Hòa tổ chức.

 

Danh sách giáo viên tham dự thi

STT

Giáo viên

Môn thi

Ghi chú

1

Đặng Thị Mến

Toán

 

2

Hoàng Thị Xuân

Toán

 

3

Ngô Thị Thu Hiền

Toán

 

4

Vương Xuân Tuấn

Vật lý

 

5

Vũ Thị Hằng

Vật lý

 

6

Đinh Thị Thu Hằng

Sinh học

 

7

Nguyễn Quang Kiên

Sinh học

 

8

Nguyễn Văn Hà

Tin

 

9

Hoàng Thị Cúc

Văn

 

10

Dương Thị Hòa

Văn

 

11

Nguyễn Văn Kiên

Lịch sử

 

12

Nguyễn Thanh Xuân

Lịch sử

 

13

Dương Bằng Giang

Địa lý

 

14

Nguyễn Thị Thu Hồng

Âm nhạc

 

15

Nguyễn Thị Minh

Âm Nhạc

 

16

Nguyễn Văn Siển

Thể dục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một số đề và đáp án.

 

ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG 

NĂM HỌC 2016-2017

Môn thi: Toán

                                                 Thời gian làm bài: 150 phút             

 

Bài 1. (3,5 điểm)

1) Tính giá trị của biểu thức bằng cách hợp lý:  

2) Tìm x, y, z biết:

Bài 2. (4 điểm)

1) Cho biểu thức:  (với x > 0 và x khác 1)

a) Rút gọn A

b)Tìm các giá trị của x để A có giá trị nguyên.

2) Một hình chữ nhật có chiều dài gấp đôi chiều rộng. Nếu tăng chiều dài thêm 4m và tăng chiều rộng thêm 5m thì diện tích của nó tăng thêm 160m2. Tính chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó.

Bài 3. (3,5 điểm):

1) Giải bất phương trình

2) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng (d): y = mx +1 và parabol (P):.

a) Tìm m để (d) đi qua A(1;3)

b) Chứng minh rằng (d) luôn cắt (P) tại 2 điểm phân biệt A(x1;y1) và B(x2;y2). Hãy tính giá trị của T = x1x2 + y1y2

Bài 4. (6 điểm)

Cho đường tròn tâm O, dây cung AB cố định (AB không phải là đường kính của đường tròn). Từ điểm M di động trên cung nhỏ AB (MA và M B ), kẻ dây cung MN vuông góc với AB tại H. Từ M kẻ đường vuông góc với NA cắt đường thẳng NA tại Q.

a) Chứng minh bốn điểm A, M, H, Q nằm trên một đường tròn. Từ đó suy ra MN là tia phân giác của góc BMQ.

b) Từ M kẻ đường vuông góc với NB cắt đường thẳng NB tại P. Chứng minh

 

c) Xác định vị trí của M trên cung AB để MQ.AN + MP.BN có giá trị lớn nhất.

Bài 5 (1,0 điểm).

Cho ba số dương  thoả mãn . Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:

.

Bài 6 (2,0 điểm).

            Thầy (cô) hãy đưa ra một phương án thể hiện một tiết luyện tập môn Toán.

                                           ....................... Hết.......................

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

 

Bài

Nội dung

Điểm

1.1

(1,5đ)

 

 

 

0.5

 

0.5

 

 

0.5

1.2

(2đ)

Ta có:

 

 

 

0.75

Do đó:

 

 

1

KL…

0.25

2.1

(2,5đ)

1/ Với 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

 

 

0.75

Vậy A= (với )

0.25

Với Ta có  để A nhận giá trị nguyên thì  nguyên

 

0.5

hay  (thỏa mãn ĐKXĐ).

Vậy  là các giá trị cần tìm

 

0.5

2.2

(1,5đ)

Gọi chiều rộng là x(m) (x > 0)

Chiều dài là 2x

0.25

Diện tích là 2x2

0.25

Chiều dài và chiều rộng sau khi tăng là :

x+5, 2x +4

0.25

Diện tích lúc sau : 2x2+14x+20

0.25

Theo bài ra ta có PT :

2x2 + 14x + 20 = 2x2 + 160 14x = 140 x = 10

0.25

Vậy Hình chữ nhật đó có chiều rộng là 10 mét và chiều dài là 20 mét.

0.25

3.1

(1,5đ)

      

 

 

 

0.25

0.25

0.75

Vậy nghiệm của bất phương trình là: x< 15 

0.25

3.2

(2đ)

1. Đường thẳng (d) đi qua điểm A(1; 3) nên có  là giá trị cần tìm

0.75

2. Xét phương trình hoành độ giao điểm giữa (d) và (P):  

 với mọi m nên phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi m

0.5

Vậy (d) luôn cắt Parabol (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ lần lượt A(x1; y1), B(x2; y2) khi đó ;

0.25

Áp dụng hệ thức Vi – Ét ta có:

Theo bài ra ta có   

 là giá trị cần tìm.

 

 

 

0.5

Bài 4

 

a/ ta có  

Suy ra tứ giác AQMH nội tiếp => 4 điểm A,M,H,Q cùng nằm trên một đường tròn

 

1

Chứng minh được:  

 =  

 Suy ra MN là tia phân giác của góc BMQ

0.5

 

 

0.5

b/ Chứng minh:

 

Suy ra:

Khi đó 

0.5

0.5

 

0.5

0.5

c) Ta có  2( SAMN +SMBN ) = MQ . AN + MP. BN = MN . AB  2R .AB ( R là

bán kính của đường tròn (O) ; AB không đổi)

Dấu bằng xảy ra  MN là đường kính khi đó  

Vậy M là điểm chính giữa cảu cung AB thì . AN + MP . BN có giá trị lớn nhất

 

1

 

1

5

(1đ)

Ta có:

Tương tự:,

 

0.5

Suy ra:

 

 

 

 

0.5

 

6

(2đ)

1/ Bước 1:

- Nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học (định nghĩa, định lý, qui tắc, công thức,...), chú ý đến phương pháp giải các dạng toán.

- Sau đó giáo viên có thể mở rộng phần lý thuyết ở mức độ phổ thông nếu cần thiết.

Giáo viên nên thể hiện thông qua phần kiểm tra bài cũ đầu tiết học.

 

 

0.5

2/ Bước 2:

- Cho học sinh trình bày lời giải các bài tập đã làm ở nhà mà giáo viên ðã qui ðịnh, nhằm kiểm tra sự vận dụng lý thuyết trong việc giải các bài tập của học sinh.

·         Kiểm tra kỹ năng: tính toán, diễn đạt bằng ngôn ngữ, ký hiệu, trình bày lời giải của học sinh.

- Sau đó cho học sinh của lớp nhận xét ưu khuyết điểm trong lời giải, đánh giá đúng sai, hoặc đưa ra cách giải khác hay hơn.

- Giáo viên chốt lại vấn đề theo nội dung sau:

+ Phân tích những sai lầm và nguyên nhân dẫn ðến những sai lầm ðó (nếu có).

+ Khẳng định những chỗ làm đúng, làm tốt của học sinh để kịp thời động viên.

+ Đưa ra những cách giải khác ngắn gọn hơn, hay hơn hoặc vận dụng lý thuyết linh hoạt hơn(nếu có thể).

 

 

 

 

 

0.5

3/ Bước 3:

Giáo viên cho học sinh làm một số bài tập mới (có trong hệ thống bài tập mà HS chưa làm hoặc GV biên soạn theo mục tiêu đề ra của tiết luyện tập) của các tiết luyện tập nhằm mục đích :

- Kiểm tra ngay sự hiểu biết của học sinh phần lý thuyết mở rộng mà giáo viên đưa ra ở đầu giờ học (nếu có).

- Khắc sâu hoàn thiện lý thuyết qua các bài tập có tính chất phản ví dụ, các bài tập vui có tính thiết thực.

 

 

0.5

4/ Bước 4: Củng cố sau tiết luyện tập, hướng dẫn học bài về nhà.

- Hệ thống lại những dạng toán đã luyện, phương pháp giải các dạng toán đó.

- Kiến thức sử dụng trong tiết luyện tập.

- Ra bài tập về nhà, dặn dò chuẩn bị cho tiết học sau

 

 

0.5

 

 

 

 

ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG 

NĂM HỌC 2016-2017

Môn thi: Tin học

Thời gian làm bài: 150 phút

 

Bài 1. ( điểm)

Viết chương trình in ra các số lẻ nhỏ hơn hoặc bằng n (Với n được nhập).

Bài 2. ( điểm)

            Cho bảng dữ liệu sau:

Yêu cầu: 

1. Hãy viết công thức để tính giá trị cho các cột đánh dấu hỏi (?)

* Tính tổng điểm như sau: Nếu học sinh có hạnh kiểm loại Yếu (Y): Tổng điểm = Toán + Tin – 1. Các loại hạnh kiểm khác giữ nguyên tổng điểm.

* Căn cứ vào tổng điểm để xếp loại học sinh như sau: Dưới 10: Kém; Từ 10 đến 13.9: trung bình; Từ  14 đến 16.9: Khá; Từ 17 đến 18.9: Giỏi; Từ 19 trở lên: Xuất sắc

2. Trình bày cách sắp xếp lại bảng dữ liệu trên theo Tổng điểm giảm dần.

Bài 3. ( điểm)

Viết chương trình cho phép nhập từ bàn phím một số nguyên dương a và thực hiện:

a. Cho biết a là số có mấy chữ số.

b. Cho biết tổng các chữ số của a.

c. Ta gọi số “đối xứng” với a là số nguyên dương thu được từ a bằng cách đảo ngược thứ tự các chữ số của a. Viết chương trình in ra số đối xứng của số nguyên dương a.

Bài 4. ( điểm)

   Số a1, a2, … , an được gọi là số đơn điệu nếu ai < ai+1 > ai+2 hoặc ai > ai+1 < ai+2 (Với mọi i = 1..n-2). Số có một chữ số; số có hai chữ số khác nhau cũng được gọi là số đơn điệu lần lượt có độ dài bằng 1; 2

Ví dụ: các số 5, 58, 3748, 32435465768 là các số đơn điệu vì:

Số 5 có 1 chữ số

Số 58 có 2 chữ số khác nhau

Số 3748 có 3<7>4<8

Số 32435465768 ta thấy: 3>2<4>3<5>4<6>5<7>6<8

Viết chương trình xác định số chữ số lớn nhất tạo thành số đơn điệu của một số cho trước.

Bài 5. (2 điểm)

            Theo thầy (cô): Để tổ chức một tiết thực hành Tin học tại phòng máy thì cần trải qua những bước nào? 

----------  HẾT ----------

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI GVG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2016-2017

 

Bài

Nội dung

Điểm

Bài 1

(5đ)

Program In_So_Le;

uses crt;

var i,n:integer;

0.5

begin

      clrscr;

      write('Nhap so n: ');readln(n);

0.5

      i:=1;

      while i<=n do

      begin

           write(i:3,', ');

           i:=i+2;

      end;

      readln

end.

 

 

 

4

Bài2.1

(3đ)

 

- Tại ô H3 nhập: =IF(G3="Y",E3+F3-1,E3+F3)

- Sao chép công thức xuống các ô H4 đến H8:

 

1.5

- Tại ô I3 nhập:

=IF(H3<10,"Kém",IF(H3<14,"Trung bình",IF(H3<17,"Khá",IF(H3<19,"Giỏi","Xuất sắc"))))

- Sao chép công thức xuống các ô I4 đến I8

 

 

1.5

Bài2.2

B1: Đánh dấu khối từ B3 đến I8,

0.2

B2: Vào bảng chọn Data, chọn Sort. Xuất hiện bảng chọn Sort

0.2

B3: Mục Sort by: Chọn Column H,

0.2

B4: Tích vào mục Descending,

0.2

B5: Chọn OK

0.2

Bài 3

Program Bai1abc;

Var a,aa,b: longint;

    cs,tong:integer;

0.5

Begin

     Write('Nhap so a: '); Readln(aa);

     a:=aa;

     cs:=0;

     Repeat

           cs:=cs + 1;

           a:=a div 10;

     until a=0;

     Writeln('So a co ',cs,' chu so');

 

 

 

 

1.5

a:=aa;

     Tong:=0;

     Repeat

           tong:=tong + a mod 10;

           a:=a div 10;

     until a=0;

     Writeln('So a co tong cac chu so la:',tong);

 

 

 

1.5

Function DX(a:integer):integer;

var so: integer;

Begin

    so:=0;

    Repeat

         so:=so*10 + a mod 10;

         a:= a div 10;

    Until a = 0;

    DX:=so;

End;

a:=aa;

     Writeln('So doi xung cua so a la: ',DX(a));

     Readln;

End.

 

 

 

 

1.5

Bài 4

(3đ)

Program SODD;
Var A:string;

d:byte;

Procedure DocDL;

Begin

readln(a);

End;

 

 

0.5

Procedure Xuly;

var l,i,j:byte;

d1:byte;

Begin

l:=length(a);

a:=a+a[l];

j:=1;

for i:=2 to l do

if not (((a[i-1]a[i+1] ))or

((a[i-1]>a[i] ) and( a[i]

Begin

d1:=i-j+1;

if d1>d then d:=d1;

j:=i;

End;

if d=0 then d:=l;

End;

Procedure LuuKQ;

Begin

write(d);

End;

 

 

 

 

 

 

 

2

Begin
DocDL;

XuLy;

LuuKq;

End.

0.5

Bài 5

(2đ)

1)  Giai đoạn chuẩn bị

Giáo viên chọn đề tài thực hành, xác định phương án thực hành, chuẩn bị phòng máy, phân công vị trí thực hành, kiểm tra, sắp xếp phòng máy.

0.25

2) Giai đoạn thực hiện

Bước 1Mở đầu bài dạy.

-  Ổn định lớp, tạo không khí học tập

-  Gây động cơ học tập

-  Xác định nhiệm vụ của học sinh, các tiêu chuẩn chất lượng (kỹ thuật, thời gian, số lần thực hiện…)

-  Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

Bước 2: Giáo viên thuyết trình và diễn trình làm mẫu.

-  Thực hiện diễn trình với tốc độ vừa phải, tránh cùng lúc diễn trình nhiều thao tác.

-  Cần kết hợp giảng giải cùng lúc với biểu diễn.

-   Thỉnh thoảng giáo viên đặt các câu hỏi để thúc đẩy học sinh suy nghĩ, thu hút sự chú ý của họ vào những điểm trọng tâm.

-  Nhấn mạnh những điểm chính, những điểm khóa của thao tác.

- Lặp đi lặp lại vài lần, nếu cần thiết có thể kiểm tra sự tiếp thu của học sinh.

Bước 3: Học sinh làm lại và giải thích.

-  Học sinh nêu lại và giải thích được các bước.

- Học sinh lặp lại các bước động tác.

- Giáo viên kiểm tra, điều chỉnh lại các thao tác cho học sinh.

Bước 4Luyện tập độc lập. Mục đích của bước này là học sinh luyện tập kỹ năng. Nội dung của bước này là:

-  Học sinh luyện tập

- Giáo viên quan sát, kiểm tra giúp đỡ học sinh

 

 

 

 

0.5

 

 

 

 

 

 

0.5

 

 

 

 

0.25

 

 

 

0.25

3) Giai đoạn kết thúc

Khi kết thúc bài thực hành, giáo viên phân tích kết quả thực hiện so với mục đích yêu cầu; giải đáp các thắc mắc và lưu ý những  sai sót mà học sinh mắc phải; củng cố kiến thức thông qua nội dung thực hành.

 

 

0.25

 

ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2016– 2017

Môn: NGỮ VĂN - THCS

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

 

Câu 1: (4,0 điểm)

Nêu những đặc trưng của Phương pháp dạy học tích cực ? Hãy kể tên các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Ngữ Văn ở nhà trường phổ thông hiện nay ?

                                              

Câu 2: (6,0 điểm)

“Một chiếc lá vàng tự bứt khỏi cành rơi xuống gốc. Cái gốc tròn mắt ngạc nhiên hỏi:

- Sao sớm thế ?

Chiếc lá vàng giơ tay chào, cười và chỉ vào những lộc non”.

              (Theo Những câu chuyện ngụ ngôn chọn lọc - NXB Thanh niên - 2003)

Suy nghĩ của đồng chí về ý nghĩa được gợi ra từ câu chuyện trên ?

 

Câu 3: (10,0 điểm)       

“Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc mà còn đổi mới về phương thức biểu cảm, về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ.”

(Ngữ văn 9, tập 2, trang 200, NXB GD, 2004)

Đồng chí hãy làm sáng rõ nhận định trên qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.

____________Hết______________

                            

Thí sinh không được sử dụng tài liệu.

Giám thi coi thi không giải thích gì thêm.

 

 

 

PHẦN GỢI Ý CHẤM

 

Câu 1: (4,0 điểm)

1. Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực.(2.0 điểm)

- Dạy và học không qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.

- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.

- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

2. Một số phương pháp dạy học tích cực. (2.0 điểm)

2.1. Phương pháp dạy học nhóm

2.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

2.3. Phương pháp giải quyết vấn đề

2.4. Phương pháp đóng vai

2.5. Phương pháp trò chơi

2.6. Dạy học theo dự án ( Phương pháp dự án)

2.7. PP Bàn tay nặn bội

2.8. PPDH theo góc

Câu 2: (6,0 điểm)

1. Nhận thức đề.

- Câu chuyện ngắn gọn về một sự việc bình thường nhưng mang nhiều ý nghĩa nhân sinh. Chuyện chiếc lá vàng tự rụng, chào và cười với gốc khi nhìn về những chồi non trên cành làm gốc cây ngạc nhiên.

- Ý nghĩa câu chuyện lá vàng tự rời cành gợi ra quan niệm về sống và tồn tại như thế nào; cách sống và cách làm người như thế nào trong cuộc đời nhiều phức tạp hiện nay của chúng ta.

- Người viết bày tỏ cách hiểu đúng thông điệp của chiếc lá vàng: sống hết mình, cho và nhận xứng đáng, có trước có sau và đó là niềm hạnh phúc nhất của cuộc đời mỗi người.

2. Nội dung chủ yếu.

+ Giải thích ý nghĩa câu chuyện: Chiếc lá vàng đã sống hết cuộc đời vẻ vang và khó nhọc, tự bứt khỏi cành, tự kết thúc sự sống một cách thanh thản và tự nguyện, xứng đáng và tự hào không chút nuối tiếc hay ưu lo như một ẩn dụ đẹp về đời người. Sau những năm tháng sống hết mình, cháy hết mình, sống cho và nhận trọn vẹn, người ta chấp nhận và tự nguyện ra đi về với đất mẹ.

Trước sự ngạc nhiên của gốc, “chiếc lá giơ tay chào, cười và chỉ vào những lộc non” như lời chào từ biệt thể hiện sự biết ơn. Nụ cười hạnh phúc khi chiếc lá đã sống xứng đáng và làm tròn bổn phận trách nhiệm chuyển giao cho chồi biếc. Tự nguyện và vinh quang, chiếc lá gửi lại yêu thương và niềm tin vào lộc non, trông cậy vào lớp trẻ đầy sức sống sẽ tiếp tục quy luật sinh tồn của tự nhiên và cũng là của con người. Kết thúc trọn vẹn để bắt đầu sự sống mới tốt đẹp và phát triển.

+ Phân tích và bình luận:

- Sống và tồn tại của chiếc lá như quy luật tất yếu của tạo hóa và suy rộng ra là của con người. Nếu chiếc lá tồn tại trên cành cả cuộc đời đến khi rụng xuống, bình dị lặng lẽ kết thúc một quá trình sống. Chiếc lá không để lại dấu ấn gì, không băn khoăn, không lo lắng. Sống bình lặng và kết thúc như thế chỉ là sự tồn tại.

- “chiếc lá vàng tự bứt khỏi cành rơi xuống gốc”. Chiếc lá tự biết, tự nguyện kết thúc sự sống khi cần thiết. Quan niệm sống như thế khác với sự tồn tại. Chiếc lá đã sống hết mình và làm chủ cuộc sống của mình với quan điểm rõ ràng: sống là cho và nhận, biết mình biết người, biết cống hiến và hưởng thụ, biết lo lắng và day dứt để phấn đấu thực hiện hoài bão và kiến tạo tương lai; sống xứng đáng không hổ thẹn với những ngày đã sống. Câu chuyện nêu thông điệp về cách sống và cách làm người, giúp mỗi người nhận thức đầy đủ về sống và tồn tại. Chiếc lá rời cành để những chồi non xanh tươi mọc ra mãi như quy luật sinh tồn và phát triển, kết thúc này lại là sự bắt đầu mới khác.

- “Chiếc lá giơ tay chào, cười và chỉ vào những lộc non” như một lời biết ơn tri ân với gốc cây, với cội nguồn và quá khứ. Hàng động cười và chỉ vào những lộc non mang nhiều ý nghĩa. Nụ cười hạnh phúc, bằng lòng với cuộc đời của lá để tự nguyện bình tâm đón nhận sự kết thúc, đón nhận cái chết. Chiếc lá đã tròn bổn phận và xứng đáng được đi về với đất mẹ yêu thương. Khi đã trả món nợ đời, khi đã sống hết mình, sống làm nhiều việc thiện việc nghĩa, khi hoàn tất dự định tương lai, con người cũng cảm nhận được cái chết thật là sự khởi đầu cho một sự sống mới đẹp hơn. Họ “vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng” với nụ cười viên mãn.

- Chiếc lá chỉ vào những lộc non như gửi gắm tất cả yêu thương và tin tưởng vào thế hệ tiếp theo, thế hệ trẻ. Sống còn là sự tin tưởng và chuyển giao. Quy luật tạo hóa của thiên nhiên và của con người tuần hoàn, bất biến khẳng định chân lí tất yếu. Cái kết thúc khi sống trọn vẹn và hết mình, trách nhiệm và có ích lại là sự khởi đầu cho một quá trình sống tuyệt vời tiếp theo.

- Câu chuyện chiếc lá vàng đặt vấn đề lớn về văn hóa sống, gợi nhiều suy ngẫm về việc sống hiện nay. Mỗi người cần biết sống sao cho ra sống, sống xứng đáng với những gì đang sống; sống để không hổ thẹn với những ngày đã sống; sống tự chủ có trước có sau, vì mình và vì mọi người, vì hôm nay và vì ngày mai.

- Phê phán những cá nhân có quan niệm sống vị kỉ, sống ươn hèn và hưởng thụ, sống như sự tồn tại không cần biết ngày mai, không băn khoăn day dứt; sợ chết và hoài nghi, bi quan và hoang tưởng, sống thừa.

(Phân tích chọn lọc một số dẫn chứng để thuyết phục các luận điểm)

3. Biểu điểm:

- Điểm 6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc.

- Điểm 4-5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc, ít mắc lỗi.

- Điểm 3-4: Đáp ứng được khoảng ½  yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả.

- Điểm 1-2: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt.

Câu 3: (10,0 điểm)       

A. Yêu cầu về kĩ năng:

            Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

B. Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo những nội dung sau:

1. Dẫn dắt từ mối quan hệ giữa văn học và đời sống, trích dẫn nhận định và giới hạn qua tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy.(1,0 điểm)

2. Giải thích nhận định. (1,0 điểm)

- Khái niệm thơ hiện đại: được xác định từ đầu thế kỷ XX khi văn học tiếp thu, chịu ảnh hưởng của các trào lưu văn học phương Tây và ánh sáng cách mạng của Đảng soi đường. Đặc biệt, sau năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, thơ ca nói riêng và văn học nói chung có sự giao lưu, tiếp xúc, hội nhập với nền văn học thế giới.

- Xã hội, con người, tư tưởng thay đổi theo thời đại. Việc phản ánh tâm tư, tình cảm mới đòi hỏi văn học, thơ ca hiện đại cũng phải thay đổi để phù hợp với sự tinh tế, nhạy cảm và phong phú đa dạng trong đời sống tinh thần của thế hệ, con người Việt Nam.

3. Chứng minh qua bài thơ Ánh trăng.(7,0 điểm)

a. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: (0,5 điểm)

Bài thơ được viết năm 1978, đất nước Việt Nam bước sang trang mới sau chiến thắng huy hoàng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Bắc Nam sum họp một nhà. Ba năm trôi qua, con người Việt Nam vẫn ở trong trạng thái hưởng niềm vui chiến thắng nên nhiều khi quên mất quá khứ gắn bó, vất vả đau thương. Và nhiều khi chợt nhận ra sự vô tình lãng quên của mình… “Ánh trăng” thể hiện những trăn trở, suy ngẫm của nhà thơ và xu hướng đổi mới của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ánh trăng, một bài thơ nhỏ - một bài học lớn.

b. Bài thơ Ánh trăng thể hiện cái mới về nội dung, tư tưởng, cảm xúc. (3,5 điểm)

- Bài thơ phản ánh tâm trạng của người chiến sĩ - một lớp người rất đông trong xã hội vừa trải qua giai đoạn chiến tranh ác liệt. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng, cuộc sống hiện đại văn minh đôi khi con người đã lãng quên quá khứ của mình, lãng quên quá khứ vất vả đau thương của dân tộc. Dòng cảm xúc đó được thể hiện theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại và nâng lên thành suy ngẫm mang tính triết lý.

- Kỷ niệm gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị hiền hậu trong quá khứ hiện về trong hai thời điểm của nhân vật trữ tình: thời thơ ấu và thời chiến tranh. Dù ở đâu trên quê hương, đồng, sông, rừng bể người lính vẫn gắn bó với ánh trăng với thiên nhiên như người bạn tri kỉ. Sự gắn bó ân tình, thủy chung ấy khiến con người nghĩ rằng cả cuộc đời sẽ không bao giờ quên người bạn tình nghĩa.

- Đạo lí sống nghĩa tình và thủy chung với quá khứ đã bị quên lãng một cách vô tình bởi hoàn cảnh sống hiện tại. Nơi đô thị, con người làm quen với tiện nghi hiện đại, văn minh “ánh điện, cửa gương” nên cứ vô tình quên lãng vầng trăng tri kỉ. Đêm nào trăng cũng sáng trên đầu nhưng bị mờ đi bởi ánh điện rực rỡ. Vô tình trăng và người cứ dửng dưng như người xa lạ, chưa hề quen biết với nhau dù trước đây là tri âm, tri kỉ.

- Một tình huống giản dị bình thường trong cuộc sống đã khiến nhân vật trữ tình tỉnh ngộ nhận ra sự thay đổi bội bạc đáng lên án đó của mình - thành phố mất điện. Giây phút ngắn ngủi bất ngờ nhưng thực sự có ý nghĩa như một bước ngoặt trong dòng tư tưởng của con người để giúp họ thay đổi.

- Việc đối diện với vầng trăng - người bạn tri kỷ đã giúp người lính nhớ về kỷ niệm xưa gắn bó, tươi đẹp và rồi ân hận, xúc động xốn xang. Nỗi ân hận được thể hiện trong dòng nước mắt rưng rưng, nhẹ nhàng xót xa. Chính mình đã đổi thay và bản thân không thể chấp nhận được.

- Con người suy ngẫm về mối quan hệ của trăng với mình và giật mình, bừng tỉnh, xót xa… Dù thời gian qua đi, dù đất trời thay đổi, trăng vẫn nguyên vẹn, tình nghĩa thủy chung với con người, không hề trách cứ con người đã đổi thay. Trăng vẫn vị tha, nhân hậu tỏa sáng cho con người. Sự cao thượng của vầng trăng khiến con người thức tỉnh lối sống về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc để sống tốt hơn, người hơn.

=> Ánh trăng không chỉ là chuyện của riêng nhà thơ, chuyện của một người mà có ý nghĩa với cả một thế hệ. Hơn thế, bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời bởi tác phẩm đặt ra vấn đề thái độ đối với quá khứ, với những người đã khuất và đối với chính mình.

c. Bài thơ Ánh trăng thể hiện những đổi mới về phương thức biểu cảm, về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ.(3,0 điểm)

- Bài thơ như một câu chuyện riêng, có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình.

- Giọng điệu tâm tình với nhịp thơ khi trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi ngân nga thiết tha cảm xúc (khổ 5), lúc lại trầm lắng biểu hiện suy tư (khổ cuối).

- Kết cấu, giọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên tính chân thực, chân thành, sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc.

- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc. Đặc biệt hình ảnh ánh trăng là hình tượng đa nghĩa, vừa cụ thể vừa khái quát mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.

- Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng sáng tạo. Mỗi khổ chỉ viết hoa chữ cái đầu dòng thứ nhất. Tác phẩm chỉ có một dấu chấm ở câu thơ cuối. Nghệ thuật viết câu, đặt câu, sử dụng dấu chấm câu đã diễn tả mạch cảm xúc dạt dào tuôn chảy liền mạch trong một tình huống bất ngờ, giản dị đời thường.

4. Đánh giá chung. (1,0 điểm)

- Ánh trăng của Nguyễn Duy là một sáng tác thể hiện rõ nét tinh thần đổi mới của thơ ca hiện đại. Đề tài trăng, thể thơ ngũ ngôn là nét truyền thống của Đường thi song bài thơ thể hiện cái mới trong việc phản ánh nội dung câu chuyện nhỏ của người chiến sĩ vừa trải qua chiến tranh, sống trong hòa bình, hiện đại. Ánh trăng mang vẻ đẹp hình tượng thiên nhiên, đồng thời cũng là biểu tượng của quá khứ - nhân dân, đất nước trong quá khứ và hiện tại, mãi mãi vẹn nguyên, vĩnh hằng, bất biến, thủy chung, nghĩa tình, bao dung, độ lượng. Con người hãy biết sống ân tình, thủy chung với quá khứ. Tác phẩm như lời giáo huấn đạo đức nhẹ nhàng nhưng rất sâu sắc. Ánh trăng là bài thơ của những phút giật mình, giật mình để thức tỉnh, để sống nhân văn hơn.

- Từ những đổi mới và sáng tạo của bài thơ Ánh trăng trên hai phương diện nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật bình luận về mối quan hệ giữa cuộc sống - tác giả - tác phẩm: Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lí được khắc họa bằng tất cả tài nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu về thời đại mình và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo.

C. Biểu điểm.

- Điểm 9-10: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc, chính xác, có sức thuyết phục, có thể mắc một vài sai sót không đáng kể.

- Điểm 7-8: Đáp ứng phần lớn những yêu cầu trên, lập luận tương đối chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, chính xác. Có thể mắc những lỗi nhỏ.

- Điểm 5-6: Tương đối đủ các ý lớn tuy còn sơ sài, biết chọn và phân tích dẫn chứng, còn mắc một số lỗi.

- Điểm 3-4: Chưa thật hiểu yêu cầu của đề, nội dung sơ sài.

- Điểm 1-2: Hiểu sai đề, diễn đạt yếu.

__________________________________

ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2016– 2017

Môn: Địa lí - THCS

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

 

Câu I. (3,0 điểm)

Trình bày sự phân hóa đất theo độ cao ở nước ta. Tại sao ở phần lãnh thổ phía Nam không có đai ôn đới gió mùa trên núi ?

Câu II. (5,0 điểm)

1. Đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có tác động gì tới đặc điểm sông ngòi ?

2. Giải thích tại sao ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, mùa đông lại ngắn hơn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ?

Câu III. (6,0 điểm)

1. Chứng minh rằng tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta rất phong phú và đa dạng. Vì sao trong những năm gần đây lượng khách du lịch nội địa ngày càng tăng nhanh ?

2. Nêu các huyện đảo của nước ta. Tại sao cần đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội ở các huyện đảo ?

Câu IV. (4,0 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH VÀ NĂNG SUẤT LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA

 

Năm

Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Tổng số

Lúa đông xuân

2000

7 666

3 013

42,4

2003

7 452

3 023

46,4

2005

7 329

2 942

48,9

2010

7 489

3 086

53,4

 

1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2010.

2. Nhận xét và giải thích về tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn trên.

Câu V. (2,0 điểm)

Đồng chí hãy trình bày quy trình thực hiện đối với phương pháp hoạt động theo nhóm ?

---------HẾT----------

Họ tên………………………………………………Số báo danh……………

Được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài

Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm.

HƯỚNG DẪN CHẤM

 

 

 

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

 

I

(3,0đ)

 

* Đặc điểm sự phân hóa đất theo độ cao.

2,5

 

 

- Đai nhiệt đới gió mùa (ở miền Bắc có độ cao trung bình dưới 600 - 700m, ở miền Nam dưới 900 - 1000m).

+ Nhóm đất phù sa: chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên cả nước, bao gồm: đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát,…

+ Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước, phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi.

- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (giới hạn: ở miền Bắc từ 600 - 700m đến 2600m, ở miền Nam từ 900 - 1000m đến 2600m): Ở độ cao từ  600 - 700m đến 1600 - 1700m: đất feralit có mùn với đặc tính chua. Ở độ cao trên 1600 - 1700m: quá trình feralit ngừng trệ, hình thành đất mùn.

- Đai ôn đới gió mùa trên núi (có độ cao từ 2600m trở lên - chỉ có ở Hoàng Liên Sơn): chủ yếu là đất mùn thô.

1,0

 

 

0,5

 

0,5

 

 

1,0

 

 

 

 

0,5

 

 

* Ở phần lãnh thổ phía Nam không có đai ôn đới gió mùa trên núi vì:

- Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên.

- Ở miền Nam không có núi ở độ cao này.

 

0,5

 

 

 

 

II

(5,0)

1

Đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có tác động gì tới đặc điểm sông ngòi

4,0

 

 

Địa hình là nhân tố quan trọng của tự nhiên. Điều đó được thể hiện là địa hình tác động mạnh tới các yếu tố tự nhiên như: khí hậu, đất, sinh vật… trong đó có sông ngòi.

- Hướng nghiêng của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ theo hướng tây bắc – đông nam và hướng đông – tây đã có tác động lớn trong việc  quy định hướng sông, làm cho sông ngòi của miền chảy theo hai hướng chính.

+ Hướng tây bắc – đông nam: sông Đà, sông Mã, sông Cả

+ Hướng tây – đông: sông Đại, sông Bến Hải, sông Bồ

- Đia hình có độ dốc lớn và không có bộ phận chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên độ dốc sông ngòi lớn, đặc biệt là khu vực Bắc Trung  Bộ.

- Địa hình núi tập trung ở phía tây,  tây bắc kết hợp với hình dáng lãnh thổ làm chiều dài sông ngòi có sự phân hóa:

+ Tây Bắc: sông dài hơn, diện tích lưu vực lớn.

+ Bắc Trung Bộ: sông nhỏ, ngắn và dốc.

- Địa hình là nhân tố quan trọng làm chế độ nước sông có sự phân hóa theo không gian.

+ Tây Bắc: sông có mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10, trùng với mùa mưa trên lãnh thổ nước ta.

+ Bắc Trung Bộ: sông có mùa lũ từ tháng 8 đến tháng 12 do ảnh hưởng của dãy Trường Sơn gây hiện tượng hiệu ứng phơn vào đầu mùa hạ và đón gió mùa Đông Bắc vào cuối mùa Đông gây ra mưa.

- Địa hình có độ dốc lớn, nền đá cứng nên khả năng bồi tụ phù sa của sông ngòi hạn chế (diễn giải)

 

 

 

0,5

 

 

 

0,25

0,25

0,5

 

 

0,5

 

0,25

0,25

0,5

 

0,25

 

0,25

 

 

 

0,5

 

2

Giải thích tại sao ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, mùa đông lại ngắn hơn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

a. Tây Bắc

- Tây Bắc có mùa đông ấm hơn do gió mùa đông bắc khi thổi vào lãnh thổ nước ta đến dãy Hoàng Liên Sơn và con Voi bị chặn lại.

Þ Do có 2 dãy núi này cho nên các đợt gió mùa đông bắc có cường độ mạnh mới có thể vượt sang Tây Bắc và bị biến tính (số đợt gió mùa đông bắc ở TB = 1/2 số đợt gió ở miền bắc & ĐBBBộ).

- Một phần gió mùa đông bắc di chuyển dọc theo thung lũng sông Đà vòng lên Tây Bắc hoặc phải đi qua các đèo. Sau 1 quãng đường dài, gió bị biến tính làm cho nhiệt độ tăng và lượng ẩm giảm -> TB không có mưa phùn.

 (Thưởng điểm nếu thí sinh nêu được Ngoài ra vào thời kì mùa đông, Tây Bắc còn chịu ảnh hưởng của hạ áp Mianma. Khi hạ áp này hoạt động làm cho thời tiết ấm áp hơn và đôi khi có giông. Điều đó làm cho mùa đông ở Tây Bắc có phần nóng hơn và ngắn hơn ở miền Đông Bắc)

b. Bắc Trung Bộ

- Mùa đông ngắn hơn do nằm ở vĩ độ thấp hơn, gió mùa Đông Bắc càng vào Bắc Trung Bộ càng biến tính bởi quãng đường đi dài và các dãy núi ăn ngang ra biển làm cho nhiệt độ càng tăng.

- Đôi khi còn chịu ảnh hưởng của gió phơn

1,0

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

III

(6,0đ)

1

 Chứng minh rằng tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta rất phong phú và đa dạng. Vì sao trong những năm gần đây lượng khách du lịch nội địa ngày càng tăng nhanh

3,0

 

 

* Chứng minh tài nguyên du lịch  tự nhiên nước ta phong phú:

- Địa hình : Đa dạng, nhiều dạng địa hình có giá trị du lịch cao, hấp dẫn du khách (Dẫn chứng)

-  Khí hậu đa dạng, có sự phân hóa theo mùa, theo không gian, theo độ cao. Trở ngại lớn nhất là các thiên tai và sự phân mùa của khí hậu

- Tài nguyên nước cũng có hàng loạt các thế mạnh để phát triển du lịch. Nhiều vùng sông nước như hệ thống sông Cửu Long, các hồ tự nhiên, nhân tạo đã trở thành các điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Nước ta còn có nguồn nước khoáng rất đa dạng có thể khai thác phục vụ du lịch.

- Tài nguyên sinh vật cũng có nhiều giá trị trong việc phát triển du lịch, đặc biệt là hệ thố ng các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên thiên.

* Giải thích sự gia tăng của khách du lịch nội địa :

- Do tài nguyên du lịch của nước ta ngày càng được khai thác tốt hơn (diễn giải)

- Chất lượng cuộc sống, nhất là mức sống của người dân ngày càng được nâng cao.

2,00

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,00

 

2

Nêu các huyện đảo của nước ta. Tại sao cần đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội ở các huyện đảo?

3,0

 

 

* Các huyện đảo của nước ta :

- Huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô của tỉnh Quảng Ninh

- Huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ của TP Hải Phòng

- Huyện đảo Cồn Cỏ của Quảng Trị

- Huyện đảo Hoàng Sa của TP Đà Nẵng

- Huyện đảo Lý Sơn của Quảng Ngãi

- Huyện đảo Trường Sa của Khánh Hòa

- Huyện đảo Phú Quý của Bình Thuận

- Huyện đảo Côn Đảo của Bà Rịa-Vũng Tàu

- Huyện đảo Kiên Hải và Phú Quốc của Kiên Giang

* Cần đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội ở các huyên đảo của nước ta vì :

+ Phát triển kinh tế đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta.

+ Các huyện đảo nước ta giàu tiềm năng, cho phép phát triển nhiều hoạt động kinh tế biển (dc).

+ Việc phát triển kinh tế các huyện đảo sẽ xóa dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa hai đảo và đất liền.

+ Việc phát triển kinh tế -xã hội ở các huyện đảo còn để khẳng định chủ quyền ở các đảo, các vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

1,00

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,00

 

IV

(4,0 đ)

1

Vẽ biểu đồ

2

 

 

- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp cột chồng và đường

- Yêu cầu: Vẽ chính xác, đảm bảo đúng khoảng cách năm, có đủ chú giải và tên biểu đồ.

(Các dạng biểu đồ khác không cho điểm; Nếu thiếu mỗi ý trừ 0,25 điểm)

 

 

2

Nhận xét và giải thích về tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn trên.

2

 

 

*Nhận xét:

- Diện tích lúa cả năm và diện tích lúa đông xuân có sự biến động theo các giai đoạn khác nhau (Dẫn chứng)

- Năng suất lúa cả năm liên tục tăng lên (Dẫn chứng)

* Giải thích:

- Diện tích lúa biến động, hầu như không tăng mà còn giảm do diện tích đất trồng lúa bị chuyển sang mục đích sử dụng khác

- Năng suất lúa tăng mạnh do đẩy mạnh thâm canh, sử dụng các giống cao sản,...

1,0

 

 

 

 

1,0

 

V

(2,0)

 

Quy trình thực hiện đối với phương pháp dạy học theo nhóm?

2,0

 

 

* Quy trình thực hiện

Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản:

 a. Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ

- Giới thiệu chủ đề

- Xác định nhiệm vụ các nhóm 

- Thành lập nhóm        

b. Làm việc nhóm

- Chuẩn bị chỗ làm việc

- Lập kế hoạch làm việc

- Thoả thuận quy tắc làm việc

- Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ

- Chuẩn bị báo cáo kết quả.

c. Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá

- Các nhóm trình bày kết quả

- Đánh giá kết quả.

 

 

 

0,75

 

0,75

 

 

 

 

0,5

 

ĐIỂM TOÀN BÀI THI: = 20,0 điểm

 

             

Nếu diễn giải theo cách khác của hướng dẫn chấm song vẫn đúng thì cho điểm tương đương.

-----------------Hết -----------------

 

 

Tác giả: c2hopthinh

Văn bản mới

  • Ba công khai
  • Thông báo
Website Đơn vị